Với một số người khi đến phòng khám tiến hành đo huyết áp, có thể không biết cách nhận biết chỉ số huyết áp cao hay thấp, hoặc đang ở chỉ số bình thường. Việc huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Huyết áp trung bình là gì?
Chỉ số huyết áp trung bình, được định nghĩa là chỉ số huyết áp nằm trong khoảng bình thường, của một người khỏe mạnh. Huyết áp có hai chỉ số cần đọc là huyết áp tâm thu và tâm trương. Cụ thể, huyết áp tâm trương là chỉ số dưới còn huyết áp tâm thu là chỉ số trên.
Để minh họa cho bạn đọc cách nhận biết huyết áp cao hay thấp, nếu bạn nhận được kết quả đo huyết áp là 122/82, tức là chỉ số huyết áp tâm thu của bạn là 122 mmHg và tâm trương là 82 mmHg.
Huyết áp dao động trong các thời điểm khác nhau trong ngày, thường thấp nhất lúc 1 đến 3 giờ sáng và tăng cao nhất vào thời điểm 8 đến 10 giờ sáng. Bên cạnh đó, hoạt động gắng sức, căng thẳng hoặc tiếp nhận cảm xúc, xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng cao. Ngược lại, huyết áp sẽ hạ thấp khi cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi.
Dưới đây là minh họa cho chỉ số huyết áp lý tưởng, giúp bạn đọc biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp, so với chuẩn trung bình:
Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp
Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi khác nhau là không giống nhau. Người già thường có chỉ số huyết áp tăng cao hơn và một số người cơ địa yếu, có chỉ số huyết áp thấp.
Việc đánh giá được chỉ số huyết áp, giúp bạn biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp, nhằm phát hiện nguy cơ cao huyết áp và có biện pháp thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh.
- Chỉ số huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu đo được dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương đo được dưới 80mmHg, được xem là chỉ số huyết áp tốt ở người khỏe mạnh.
- Huyết áp cao (tăng huyết áp): Là khi huyết áp tâm thu cho kết quả từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương cho kết quả lớn hơn 90 mmHg.
- Tiền cao huyết áp: Ghi nhận khi huyết áp tâm thu trong khoảng 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Trường hợp này bạn cần tích cực thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.
- Huyết áp thấp: Không chỉ tăng huyết áp làm suy giảm sức khỏe, mà tình trạng huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg được xác định là chỉ số huyết áp thấp.
Nguyên nhân huyết áp cao thấp bất thường (không ổn định)
Vậy là bạn đã biết được cách nhận biết huyết áp cao hay thấp. Huyết áp thường không ổn định và thay đổi trong các thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, khoảng thay đổi này là nhỏ và trong mức cho phép. Có một số nguyên nhân thường gặp, khiến huyết áp không ổn định và thay đổi liên tục cao thấp bất thường, có thể kể đến như:
- Thay đổi tâm trạng: Cảm xúc và các vấn đề tâm lý trực tiếp tác động đến huyết áp. Khi bạn stress, lo lắng hay sợ hãi, trải qua một cú sốc tâm lý lớn, huyết áp có thể tăng vọt đột ngột thành cơn tăng huyết áp khẩn cấp.
- Sử dụng chất kích thích: Lạm dụng chất gây nghiện, dùng nhiều đồ uống chứa cafein, rượu và bia có thể làm tăng nhịp tim, từ đó làm thay đổi huyết áp nhanh chóng.
- Điều kiện môi trường xung quanh: Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm không khí, hoặc khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh, có thể làm biến động chỉ số huyết áp.
- Dùng thuốc: Tác dụng của một số thuốc có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Ví dụ như corticoid ngoài kháng viêm, còn có tác dụng giữ nước làm huyết áp tăng lên.
- Bệnh lý khác: Huyết áp không ổn định còn có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm như bệnh suy tim, sốt cao kéo dài, rối loạn thần kinh, cơn đau thắt ngực,...
Biểu hiện huyết áp thay đổi thất thường
Bạn khó có thể phát hiện được chỉ số huyết áp cao hay thấp, nếu chỉ dựa trên triệu chứng. Việc chuẩn bị cho mình thiết bị đo huyết áp tại nhà, cùng với biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp, giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến trong “thầm lặng”, không có biểu hiện gì đặc biệt và các triệu chứng thì giống với các bệnh thông thường khác. Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe:
- Hay cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đau đầu đặc biệt là khi thay đổi tư thế.
- Thường xuyên thấy choáng váng, ù tai.
- Tim đập nhanh, mặt đỏ và có thể kèm theo vã mồ hôi.
Vậy là bài viết đã cung cấp những thông tin giúp bạn đọc biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp. Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, mọi người nên xây dựng cho mình chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế rượu bia, giảm căng thẳng và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Huyết áp 130/80 có cao không?
- Huyết áp 160/90 có cao không? Nên làm gì khi huyết áp ở mức 160/90?