Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì? Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là ngành nào? Cơ cấu phân bố ngành này ra sao? “Đất nước mặt trời mọc” từ lâu đã được biết đến là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành công nghiệp.
Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới. Quốc gia này chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử, tàu biển, người máy, vô tuyến truyền hình,… với nhiều ngành trọng điểm trong cơ cấu công nghiệp.
Vậy ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì? Lĩnh vực này thật sự phát triển như thế nào? Cùng Du học Aloha khám phá nhé!
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là?
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là ngành công nghiệp sản xuất điện tử, chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp; chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh…
Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là?
Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là công nghiệp sản xuất điện tử.
Câu hỏi vận dụng
Câu hỏi 1: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là
- A. Công nghiệp chế tạo máy.
- B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
- C. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
- D. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Đáp Án: B
Câu hỏi 2: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là:
- A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp.
- C. Công nghiệp dệt may.
- D. Công nghiệp khai khoáng
Đáp Án: B
Lý do chọn đáp án B:
Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của các biển: Nhật Bản, Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, quá trình công nghiệp hóa (Phú quốc cường binh) tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển vượt bậc, đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang với các cường quốc châu Âu.
Đặc biệt từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triền một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu thế giới của Nhật Bản bao gồm một số ngành như:
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển
- Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh…
Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuông và có bán rông rãi trên thể giới.
Nhờ những thành tưu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… thu nhập của người Nhật Bản rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản vào năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống người dân cao và ổn định.
Khái quát về Nhật Bản
Sau đây là một vài thông tin về quốc gia Nhật Bản như:
Vị trí địa lý
Nhật Bản là một phần của vành đai lửa và trải dài trên một quần đảo bao gồm 6852 đảo nhỏ có tổng diện tích 377 975 km vuông. Vị trí địa lý của khu vực này rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và kết nối với các nước láng giềng trên Thái Bình Dương. Ngoài ra, đây là khu vực có nhiều cảng biển và đường sông, giúp thuận tiện cho việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa.
Quần đảo Nhật Bản có 66,4% diện tích là rừng, 12,8% là diện tích nông nghiệp và 4,8% diện tích là khu dân cư. Vị trí của Nhật Bản thường rất dễ xảy ra động đất, sóng thần và núi lửa phun trào vì vị trí địa lý của Nhật Bản dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Nhật Bản có chỉ số rủi ro thiên tai cao thứ 17 trong chỉ số rủi ro thế giới theo thống kê năm 2016.
Khí hậu
Núi Phú Sĩ vào mùa xuân, nhìn từ Công viên Arakurayama Sengen. Khí hậu Nhật Bản chủ yếu là ôn đới tuy nhiên lại có sự thay đổi lớn theo chiều từ bắc xuống nam. Ở vùng cực bắc, Hokkaido, có khí hậu lục địa ẩm với mùa đông dài và lạnh trong khi mùa hè rất ấm áp và mát mẻ.
Lượng mưa qua các mùa tuy không lớn nhưng mỗi khi vào đông, các hòn đảo thường hình thành những vừng tuyết rất dày.
Bờ biển Thái Bình Dương có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và mỗi khi mùa đông về thì thời tiết ở đây lạnh đi và đến mùa hè thời tiết lại ấm lên dưới tác động của gió đông nam theo mùa.
Quần đảo Ryukyu và Nanpo có khí hậu nhiệt đới với mùa đông ấm còn mùa hè nóng. Lượng mưa cũng khá cao, đặc biệt là khi đến mùa mưa.
Dân cư
Nhật Bản là quốc gia đông thứ 11 thế giới, cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ dân số và đô thị cao nhất. Khoảng 3/4 địa hình của Nhật Bản là núi và có dân số 125,44 triệu người trên những thung lũng hẹp ven biển. Quốc gia nhật bản được phân làm 47 tỉnh và 8 vùng địa lý. Vùng thủ đô Tokyo là khu thành phố đông dân cư nhất thế giới.
Các khu vực có địa hình đồi núi hoặc điều kiện hiểm trở có số dân sinh sống ít hơn các khu vực khác. Do đó, các khu vực sinh sống chủ yếu của người dân Nhật Bản là các vùng ven biển, nơi có mật độ dân số rất cao: Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 40 trên thế giới,
Kinh tế
Nhật Bản là quốc gia cực kỳ nghèo các tài nguyên như than và thủy sản, trong lúc dân số lại quá đông, cho nên hầu hết nguyên phụ liệu đều nhập khẩu. Tuy nhiên, sau công cuộc Minh Trị cải cách, quá trình phát triển cũng và việc giành lại các thuộc địa mới vào trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức độ ngang với nhiều cường quốc châu Âu.
Các thành phố lớn như Tokyo, Yokohama, Osaka và Nagoya nằm trong khu vực này, đây là các trung tâm kinh tế và văn hóa của Nhật Bản. Các thành phố này có nền tảng hạ tầng giao thông và điện lực phát triển.
Cùng với đó là nguồn lao động có trình độ cao và sẵn sàng làm việc trong các ngành công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp lớn ở đây gồm có: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
Văn hóa
Nhật Bản là một nước có nhiều tôn giáo. Thần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là “kami” có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Khu vực này cũng là trung tâm của văn hóa Nhật Bản, có nhiều di sản văn hóa quan trọng, bao gồm các đền đài, lâu đài, các bảo tàng và các di tích lịch sử.
Nơi đây cũng là nơi có nhiều trung tâm mua sắm và giải trí, thu hút du khách đến thăm và làm cho khu vực này trở thành một địa điểm du lịch phổ biến của Nhật Bản. Tóm lại, các yếu tố địa lý, kinh tế và văn hóa đã làm cho khu vực phía Nam đảo Honshu, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản trở thành một nơi lý tưởng để phát triển các ngành công nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất.
Thực trạng lĩnh vực công nghiệp tại Nhật Bản
Công nghiệp được đánh giá là ngành mũi nhọn của Nhật Bản, bao gồm nhiều ngành khác nhau như vật liệu, chế biến kim loại, kỹ thuật cơ khí, điện, đóng tàu, công trình dân dụng…Trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có thể kể đến là chế tạo, xây dựng công trình công cộng, dệt, sản xuất điện tử, công nghiệp ô tô.
Có thể thấy, công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế của “xứ sở mặt trời mọc”. Người Nhật tự hào sở hữu kỹ thuật công nghệ bậc nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất chế biến kim loại và vật liệu, đóng tàu, kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử…
Các cụm công nghiệp như sắt thép và hóa dầu tập trung tại các vùng ven biển với trung tâm là vành đai Thái Bình Dương, chuyên nhập khẩu nguyên liệu, chế biến gia công và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô của Nhật nổi tiếng thế với với các nhãn hàng như Toyota, Honda hay Nissan…
Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp mới như hóa dược phẩm, công nghiệp hàng không vũ trụ…cũng đang được tập trung phát triển. Các ngành khác như công nghệ rô bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin hay kỹ thuật tài chính…của Nhật cũng được đánh giá cao.
Tại sao trung tâm công nghiệp của Nhật lại gần biển?
Do địa hình Nhật Bản chủ yếu 80% là đồi núi, các vùng duyên hải có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các trung tâm công nghiệp. Từ vị trí của Nhật Bản ta có thể thấy được đất nước này không hề tiếp giáp với quốc gia lãnh thổ nào trên đất liền.
Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào thị trường về nguồn nguyên liệu và xuất khẩu. Bởi vì Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì ở Nhật Bản chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Các trung tâm công nghiệp gần biển sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xuất khẩu hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi Nhật Bản nằm ở Đông Á, gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường và có nguồn lao động dồi dào. Tuyến đường biển vẫn là tuyến đường biển quan trọng của Nhật Bản vì các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản cũng là nơi sản xuất ra nhiều hàng hóa để cung cấp cho thị trường quốc tế.
Nguồn tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản rất nghèo nàn. Do đó cần tập trung ở ven biển để thuận tiện cho việc nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu từ bên ngoài.
Lượng hàng hóa của Nhật Bản tạo ra cũng khá lớn, không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ thị trường quốc tế. Bởi ở vùng biển của Nhật Bản chủ yếu là các cùng nước ngoài, các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Nga, Bắc Tiều Tiên, Hàn Quốc. Ở vùng biển Đông Hải các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Trung Quốc, Đài Loan. Còn phần phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Do các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do Nhật Bản là một nước nghèo về tự nhiên đặc biệt là khoáng sản nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, khi nằm ở trung tâm công nghiệp ven biển sẽ thuận lợi hơn về giao thông.
Như vậy, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển bởi vì có địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.
Ngoài ra các núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần, bao gồm: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Khí hậu Nhật Bản vào mùa đông sẽ có nhiều tuyết rơi, đây cũng là điểm vô cùng đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Bên cạnh đó khi tập trung ở ven biển thì tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bạn phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá giúp phát triển ngành khai thác thủy sản. Thêm đó, Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng ngành thủy điện lớn. Điều đó tạo tiền đề thúc đẩy và phát triển khi ngành công nghiệp Nhật Bản tập trung ở ven biển.
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về chủ đề ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì:
Tại sao ngành công nghiệp công nghệ cao lại là mũi nhọn của Nhật Bản?
Ngành công nghiệp công nghệ cao là mũi nhọn của Nhật Bản do quốc gia này đã đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao, và thúc đẩy sáng tạo.
Các công ty Nhật Bản nổi tiếng như Sony, Toyota, Panasonic, và Toshiba đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghệ cao thế giới.
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì?
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là ngành công nghệ cao và đổi mới, bao gồm các lĩnh vực như công nghệ thông tin, robot, ô tô, điện tử tiên tiến, y tế và khoa học vũ trụ.
Cách mà Nhật Bản đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao là gì?
Nhật Bản đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao thông qua việc đầu tư nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sự đổi mới và phát triển.
Các lĩnh vực nổi bật trong ngành công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản là gì?
Các lĩnh vực nổi bật trong ngành công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản bao gồm:
- Công nghệ thông tin: Sản xuất các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và máy tính bảng.
- Ô tô: Các hãng ô tô Nhật Bản như Toyota, Honda và Nissan đã đi tiên phong trong việc sản xuất xe hơi thông minh và thân thiện với môi trường.
- Công nghệ y tế: Nhật Bản có các công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán y tế, thiết bị y tế cao cấp và nghiên cứu y học.
- Công nghệ robot: Nhật Bản đã phát triển nhiều loại robot dùng trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nghiên cứu.
Trên đây là một số thông tin về Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là gì mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn.
Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn có câu trả lời về câu hỏi Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể ban quan tâm:
- Chương trình du học Nhật Bản
- Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản
- Mã Zip Nhật Bản
- Quốc hoa Nhật Bản là gì?