Quận 11 là một quận có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực quận nội thành này là nơi giao thoa giữa các tuyến đường nhộn nhịp của thành phố đồng thời còn nổi tiếng với nhiều địa danh, địa điểm tham quan hấp dẫn. Sau hơn 50 năm thành lập, bản đồ Quận 11 TPHCM đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, đóng góp vào quá trình đô thị hóa của TP.HCM.
1. Giới thiệu tổng quan về Quận 11
Quận 11 là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tốc độ đô thị hóa của khu vực này cũng được đẩy mạnh đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Để có góc nhìn tổng quan hơn về bản đồ Quận 11, trước hết hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản như sau:
1.1. Lịch sử hình thành
Dưới triều Nguyễn, Quận 11 ngày nay nằm giữa ranh giới của huyện Tân Long (vùng Chợ Lớn) và huyện Bình Dương (phủ Tân Bình). Đến nay, trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa xưa như: chùa Giác Lâm (1744), chùa Giác Viên (1803), chùa Gò Mai (1816),… cùng một số dấu tích đình làng xưa như: Đình Cầu Tre, Đình Bình Thới, Đình Phú Giáo.
Thời Việt Nam Cộng Hòa (năm 1969), Quận 11 thuộc đô thành Sài Gòn được thành lập trên cơ sở tách một phần đất Quận 5 và Quận 6 trước đó. Ban đầu chỉ bao gồm 4 phường: Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre và Phú Thọ Hòa. Đến năm 1972, lập thêm 2 phường Bình Thạnh và Phú Thạnh vào Quận 11. Sau ngày 30/04/1975, Quận 11 được xem là một đơn vị hành chính của thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần 2. Theo đó vẫn giữ nguyên Quận 11 có từ trước đó, đồng thời lập thành các phường mới trực thuộc (đánh số từ 1 đến 21). Quận 11 chính thức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TP. Hồ Chí Minh vào ngày 2/7/1976. Qua nhiều lần tách nhập và điều chỉnh địa giới hành chính, Quận 11 có 16 phường trực thuộc cho đến hiện nay.
1.2. Vị trí địa lý
Quận 11 thuộc khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp với Quận 10 (ranh giới là đường Lý Thường Kiệt - một trong những tuyến đường sầm uất nhất TP.HCM).
- Phía Tây giáp với quận Tân Phú (ranh giới là kênh Tân Hóa - Lò Gốm).
- Phía Nam giáp với Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ và Nguyễn Chí Thanh) và Quận 6 (ranh giới là các tuyến đường Tân Hóa và Hồng Bàng).
- Phía Bắc giáp với quận Tân Bình (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Âu Cơ và Thiên Phước) và quận Tân Phú.
Với vị trí trung tâm thành phố, Quận 11 sở hữu mạng lưới giao thông phát triển với hơn 50 tuyến đường lớn nhỏ. Các tuyến đường lớn quan trọng tại khu vực này phải kể đến: đường Ba Tháng Hai, đường Âu Cơ, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Lạc Long Quân, đường Hồng Bàng, đường Lê Đại Hành,… Cùng với hệ thống giao thông thuận tiện, Quận 11 cũng nổi tiếng với nhiều tiện ích mua sắm, giải trí đa dạng.
1.3. Diện tích và dân số
Tính đến hiện tại, Quận 11 có tổng diện tích đất tự nhiên là 5,14 km2. Tổng dân số của quận tính đến năm 2019 là 209.867 người, mật độ dân số đạt 40.830 người/km2. Trên cùng địa bàn quận nhưng ở những khu vực khác nhau sẽ có sự khác biệt về số lượng dân cư, ngành nghề, dân tộc,… Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của quận qua các thời kỳ.
1.4. Quận 11 có bao nhiêu phường?
Tính đến nay, đơn vị hành chính của Quận 11 bao gồm 16 phường (được đánh số) bao gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.
>>> Nếu bạn đang tìm thuê văn phòng, hãy xem ngay: Danh sách các tòa nhà cho thuê văn phòng Quận 11
2. Bản đồ hành chính Quận 11 TPHCM
Bảng dưới đây tổng hợp những thông tin liên quan đến các đơn vị hành chính trực thuộc trên địa bàn Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh:
Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng của quận.
>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam
3. Bản đồ quy hoạch Quận 11
Ngày 10/8/23, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3350/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Quận 11 năm 2023. Trong đó bao gồm các chỉ tiêu như sau:
- Kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng);
- Kế hoạch thu hồi các loại đất;
- Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất;
- Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của Quận 11, những nhiệm vụ chính được xác định như sau:
- Các cụm, khu công nghiệp: Tiến hành di dời các xí nghiệp, nhà máy sản xuất ô nhiễm ra khỏi quận và chuyển đổi sang các chức năng dân dụng như công trình công cộng, công viên cây xanh, công trình thương mại, dịch vụ,…
- Hệ thống công trình công cộng: Xây dựng đủ các loại hình công trình công cộng, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng tại các khu vực khác nhau của quận.
- Định hướng phát triển quy hoạch: Phân thành 6 cụm dân cư với các chức năng và mật độ xây dựng khác nhau, đảm bảo sự đa dạng và hài hòa trong phát triển đô thị.
- Công viên cây xanh: Bao gồm các hạng mục: nâng cấp công viên Đầm Sen (phường 3), khai thác quỹ đất trong khu thể dục thể thao Phú Thọ để làm công viên cây xanh, mở rộng khu di tích Chùa Gò và Đồn Cây Mai (phường 16), khai thác các mảng xanh khác,…
- Công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Bảo vệ và tôn tạo các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân trên địa bàn quận.
4. Bản đồ giao thông Quận 11
Quan sát tổng quan bản đồ giao thông Quận 11, TP.HCM, có thể nhận thấy hầu hết các tuyến đường của Quận 11 đều có quy mô nhỏ. Chỉ riêng các tuyến đường gần với các quận trung tâm như Quận 10, Quận 5 mới có quy mô lộ giới rộng rãi.
Nhìn lại khoảng 10 năm trước, cơ sở hạ tầng giao thông của Quận 11 được đánh giá là kém chất lượng khi đường xá bị hỏng hóc và nhiều ổ gà. Song cho đến nay, hầu hết các tuyến đường giao thông của quận đều đã được nâng cấp, trải nhựa bằng phẳng, ngay cả với những đường hẻm nhỏ.
Những tuyến đường giao thông chính của Quận 11 khi quan sát từ bản đồ bao gồm: đường Ba Tháng Hai, đường Âu Cơ, đường Bình Thới, đường Lê Đại Hành, đường Lý Thường Kiệt, đường Minh Phụng, đường Lãnh Binh Thăng, đường Lạc Long Quân, đường Nguyễn Thị Nhỏ, đường Lữ Gia, đường Thiên Phước, đường Kênh Tân Hóa, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Phan Xích Long,…
5. Một số địa điểm nổi bật tại Quận 11
Quận 11, một trong những quận sầm uất của thành phố Hồ Chí Minh, nổi tiếng không chỉ với sự đa dạng về văn hóa mà còn là điểm hẹn lý tưởng cho những người yêu thích khám phá và trải nghiệm. Hãy cùng Maison Office khám phá những điểm đến độc đáo và thú vị tại Quận 11, TP.HCM!
5.1. Công viên Đầm Sen
Đầm Sen là một trong những công viên giải trí lớn hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Điểm đến này đã trở nên quá quen thuộc với nhiều gia đình và các nhóm bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Công viên Đầm Sen có quy mô rộng lớn lên đến 50 ha, trong đó 60% diện tích là cây xanh tự nhiên, 20% diện tích là hồ nước và đầm sen, 20% còn lại là khu vực trò chơi giải trí.
Với một loạt những trò chơi thú vị, khu vực dịch vụ, ẩm thực đặc sắc, Đầm Sen sẽ mang đến cho bạn không gian thư giãn, giải trí đầy tuyệt vời. Giá vé vào cổng dao động từ 80.000 đồng đến 200.000 đồng, áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Bạn có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần bởi công viên mở cửa từ thứ 2 - Chủ nhật (8:00 - 18:00).
Địa chỉ: Số 3 Hòa Bình, Phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Nhà thi đấu Phú Thọ
Nhà thi đấu Phú Thọ là một trong những điểm nhấn văn hóa và thể thao quan trọng của khu vực, được xây dựng từ năm 1932. Công trình này nằm trên địa bàn Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, ngay gần Trường đua Phú Thọ. Được xây dựng với quy mô ấn tượng lên đến 46.000m2, nhà thi đấu này không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện thể thao quan trọng mà còn là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí.
Địa chỉ: 1 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
5.3. Chùa Giác Viên
Chùa Giác Viên (hay còn được gọi là chùa Hố Đất) là một cổ tự có tuổi đời gần 200 năm. Ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 43 - VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.Bên trong ngôi chùa Giác Viên có đến 153 pho tượng lớn nhỏ (chủ yếu là bằng gỗ), 57 bao lam và 60 bức phù điêu. Hầu hết các cổ vật tại đây đều có lịch sử lâu đời, được chạm khắc vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Qua bao lần trùng tu vào những năm 1899 - 1902 và 1908 - 1910, ngôi chùa này vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa với bộ khung cột gỗ, kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương cổ kính. Đến đây, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mà còn cảm nhận được sự thanh tịnh, thư thái trong tâm hồn, tạm thời bỏ lại sau lưng những ồn ào, xô bồ của cuộc sống phố thị.
Địa chỉ: 161/35/20 đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lời kết
Quận 11 là một trong những khu vực nội thành có tốc độ phát triển nhanh chóng, góp phần thay đổi diện mạo của đô thị Sài Gòn trong nhiều năm trở lại đây. Bản đồ Quận 11 qua các năm cũng có sự thay đổi tích cực, cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân cũng ngày một được nâng cao. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Maison Office đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về khu vực này!
Xem thêm bản đồ các quận huyện TPHCM:
- Bản đồ Quận 1
- Bản đồ Quận 2
- Bản đồ Quận 3
- Bản đồ Quận 4
- Bản đồ Quận 5
- Bản đồ Quận 6
- Bản đồ Quận 7
- Bản đồ Quận 8
- Bản đồ Quận 9
- Bản đồ Quận 10
- Bản đồ Quận 12
- Bản đồ Quận Tân Bình
- Bản đồ Quận Tân Phú
- Bản đồ Quận Phú Nhuận
- Bản đồ Quận Bình Thạnh
- Bản đồ Quận Gò Vấp
- Bản đồ thành phố Thủ Đức
- Bản đồ huyện Bình Chánh
- Bản đồ huyện Hóc Môn
- Bản đồ huyện Củ Chi
- Bản đồ huyện Nhà Bè
- Bản đồ huyện Cần Giờ