Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh thường kéo dài 10-14 ngày
Phương pháp chấm bạc Nitrate
- Phương pháp buộc cuống chồi rốn Phương pháp buộc cuống chồi rốn khá phổ biến. Việc này được thực hiện tại phòng khám mà không gây khó chịu gì cho bé. Việc thắt cuống nụ hạt khiến nụ hạt không được nuôi dưỡng sẽ teo đi và rụng. Trước khi buộc, nên khám rốn 1 cách cẩn thận để loại trừ các nguyên nhân gây khối bất thường khác ở rốn ví dụ polyp rốn. Tuy nhiên, quá trình này thường có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng rốn, gây khó chịu và khó khăn trong quá trình chăm sóc rốn.
- Phương pháp đốt điện hiện đang áp dụng tại Bệnh viện Gia Đình
+ Thường được áp dụng khi các phương pháp trên thất bại. Phương pháp này có thể lựa chọn cho các chồi rốn kích thước to, có cuống.
Phương pháp đốt điện
+ Ưu điểm: Thường thực hiện nhanh chóng, có thể chỉ cần đốt 1 lần, thời gian đốt trong 5 phút, không chảy máu, ra viện trong ngày, rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả cao và việc chăm sóc rốn dễ dàng sau đốt điện. Phương pháp này cũng có thể gây bỏng da vùng rốn nếu chạm vào vùng da xung quanh nên cần phải thận trọng trong quá trình đốt điện.
5. Cách chăm sóc trẻ sau đốt chồi rốn như thế nào? 5.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi chăm sóc và xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh - Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc hoặc xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh. - Tã của bé phải nằm ở dưới rốn cho đến khi rốn lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu. - Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn. - Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi rốn đã lành. - Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước. - Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng như chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi,…
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi chăm sóc và xử lý chồi rốn