Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 13: Nước biển và đại dương sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 13 từ đó học tốt môn Địa 10.
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
Video giải Địa lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương - Chân trời sáng tạo
I. Tính chất của nước biển và đại dương
Giải Địa lí 10 trang 57
Câu hỏi trang 57 Địa lí 10: Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương.
- Cho biết nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 13 (chú ý so sánh nhiệt độ và độ muối giữa các đại dương) và đọc thông tin trong mục I (Tính chất của nước biển và đại dương).
Trả lời:
- Đặc điểm nhiệt độ và độ muối trung bình của nước biển và đại dương:
Nhiệt độ trung bình
+ Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và giữa đại dương khoảng 17oC.
+ Nhiệt độ trung bình trên bề mặt các biển và đại dương rất khác nhau.
Ví dụ:
Nhiệt độ trung bình biển Đen là 26oC, biển Ban-tích 17oC, biển Ba-ren 3oC,…
Nhiệt độ trung bình của Thái Bình Dương là 19,1oC, Đại Tây Dương 16,9oC, Ấn Độ Dương 17oC và Bắc Băng Dương 0,75oC.
+ Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn, đặc biệt khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.
Độ muối trung bình
+ Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35‰.
+ Độ muối trung bình giữa các biển và đại dương khác nhau.
Ví dụ:
Độ muối của Biển Đông khoảng 33‰, biển Địa Trung Hải 39‰,…
Độ muối của Thái Bình Dương là 34,9‰, Đại Tây Dương 35,5‰, Ấn Độ dương 34,8‰, Bắc Băng Dương 31,0‰.
- Nhiệt độ của nước biển và đại dương thay đổi phụ thuộc vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,…
- Độ muối của nước biển và đại dương thay đổi tùy thuộc lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.
II. Sóng biển và thủy triều
Giải Địa lí 10 trang 58
Câu hỏi trang 58 Địa lí 10: Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm về sóng biển.
- Giải thích nguyên nhân hình thành sóng biển.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.1 và đọc thông tin mục 1 (Sóng biển).
Trả lời:
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu do gió. Ngoài ra, hiện tượng sóng thần do động đất ở ngoài biển và đại dương gây ra.
Câu hỏi trang 58 Địa lí 10: Dựa vào hình 13.2, hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày nguyên nhân hình thành thủy triều.
- Nhận xét về vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi có triều cường và triều kém.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin mục 2 (Thủy triều).
Trả lời:
- Nguyên nhân hình thành thủy triều: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
- Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất:
+ Khi triều cường: Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thẳng hàng.
+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vuông góc.
III. Dòng biển
Giải Địa lí 10 trang 59
Câu hỏi trang 59 Địa lí 10: Dựa vào hình 13.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày:
- Khái niệm dòng biển (hải lưu).
- Nguồn gốc xuất phát, hướng di chuyển của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.4 và đọc thông tin mục III (Dòng biển).
Trả lời:
- Khái niệm: Dòng biển là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông trong lục địa.
- Nguồn gốc xuất phát của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
- Hướng di chuyển của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: chảy từ Xích đạo về phía 2 cực.
+ Dòng biển lạnh: chảy từ khoảng 40o (Bắc và Nam) về phía Xích đạo.
IV. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội
Giải Địa lí 10 trang 60
Câu hỏi trang 60 Địa lí 10: Dựa vào hình 13.5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương.
- Trình bày vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.5 và đọc thông tin mục IV (Vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội).
Trả lời:
- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:
+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;
+ Khai thác dầu khí;
+ Làm muối,…
- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:
Đối với phát triển kinh tế
+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…
Đối với xã hội
+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;
+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 60)
Luyện tập 1 trang 60 Địa lí 10: Hãy lập sơ đồ thể hiện vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức đã học về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
Đối với phát triển kinh tế
+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…
Đối với xã hội
+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;
+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…
Trả lời:
Sơ đồ vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Luyện tập 2 trang 60 Địa lí 10: Em hãy phân biệt ba hiện tượng dao động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về 3 hiện tượng dao động của nước biển và đại dương, từ đó lập bảng so sánh để dễ phân biệt theo các tiêu chí: biểu hiện, nguyên nhân.
Trả lời:
Vận dụng trang 60 Địa lí 10: Em hãy thu thập những thông tin chứng minh vai trò quan trọng của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm kiếm thêm các thông tin trên Internet, sách báo,…
Trả lời:
Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
- Đối với kinh tế:
+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…
- Đối với xã hội:
+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.
+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 13: Nước biển và đại dương
I. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt khoảng 17oC, thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác. Biên độ nhiệt năm không lớn, đặc biệt ở khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.
- Độ muối trung bình là 35‰ (do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra) thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.
II. SÓNG BIỂN VÀ THUỶ TRIỀU
1. Sóng biển
- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: chủ yếu là gió, sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn. Sóng thường ở lớp trên của biển và đại dương, cao khoảng vài mét.
- Sóng thần: khi có động đất ở ngoài biển và đại dương, cường độ sóng lớn có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng con người.
Sóng biển
2. Thuỷ triều
- Khái niệm: là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
- Đặc điểm: Thuỷ triều ở nhiều nơi có thể lên tới 10 - 18 m, thuỷ triều ở vùng ôn đới cao hơn vùng nhiệt đới.
+ Khi triểu cường: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng
+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc
+ Có 3 loại thủy triều: bán nhật triều (mỗi ngày lên xuống 2 lần), nhật triều (ngày lên xuống 1 lần), triều không đều (có ngày lên xuống một lần, có ngày lên xuống hai lần). Việt Nam có cả ba loại thuỷ triều.
III. DÒNG BIỂN
- Khái niệm: là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.
- Chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.
- Dựa vào nhiệt độ, dòng biển được phân thành dòng biển nóng và dòng biển lạnh, chảy đối xứng với nhau qua các bờ đại dương.
Ô nhiễm đại dương
IV. VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
- Đối với phát triển kinh tế: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,…
- Đối với xã hội: các biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới, là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển,...
- Vai trò quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa
Bài 14: Đất
Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất