1. Dựa vào bảng 37.1:
Bảng 37.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002
(Đơn vị: nghìn tấn)
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%).
Trả lời:
Xử lí bảng số liệu thực sang đơn vị % ta có:
Với bài này, các bạn học sinh có thể vẽ được các dạng biểu đồ: Biểu đồ thanh ngang, biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn.
Dưới đây là ví dụ về biểu đồ cột chồng:
2. Căn cứ vào biểu đồ bài tập 1 và các bài 35,36 hãy cho biết:
a. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản ? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,…)
b. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.
Trả lời:
a. Thế manh để phát triển ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long:
- Vùng có biển rộng, nhiều bãi tôm, cá lớn.
- Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, có diện tích rừng ngập mặn lớn.
- Có lao động dồi dào, có kinh nghiệ, năng động
- Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì:
- Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước:
- Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven biển, ven đảo và nội địa)
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có nguồn gen tôm, cá giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh, tôm sú _)
- Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại
- Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản).
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Sự biến động thủy văn phức tạp
- Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp
- Môi trường ô nhiễm, phát sinh nhiều loại dịch bệnh
- Thiếu vốn đầu tư, thị trường không ổn định.
- Đầu tư hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao còn hạn chế…
* Biện pháp khắc phục:
- Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao,
- Chủ động thị trường, chủ động tránh né rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
- Tăng vốn đầu tư ưu tiên đánh bắt xa bờ, khai thác các lợi thế kinh tế do lũ hàng năm mang lại….