Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường huyết hàng ngày. Bởi vậy mà lượng carbohydrate có tác động lớn tới chỉ số đường máu sau mỗi bữa ăn. Nhiều chị em thắc mắc nếu mắc tiểu đường thai kỳ ăn nho được không? Câu trả lời rằng đây là loại quả phù hợp cho mẹ bầu. Lưu ý lựa chọn thực phẩm hàng ngày phù hợp, kết hợp tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu thưởng thức trái nho an toàn cũng như kiểm soát tốt tình trạng bệnh, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng trong mỗi trái nho
Trước khi tìm hiểu liệu tiểu đường thai kỳ ăn nho được không, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dưỡng chất của nho nhé! Nho là loại trái cây quen thuộc, ưa thích của nhiều chị em. Không chỉ bởi vị thanh ngọt đặc trưng, mỗi trái nho đều tổng hòa nhiều loại vitamin bổ dưỡng, khoáng chất tăng cường vẻ đẹp bên trong và bên ngoài.
Nhà nghiên cứu ghi nhận trong mỗi 151 gam nho có thành phần dưỡng chất như sau:
- Năng lượng: 104;
- Carbohydrate: 27,3 gam;
- Chất xơ: 1,4 gam;
- Chất đạm: 1,1 gam;
- Chất béo: 0,2 gam;
- Vitamin K: 28% RDI;
- Vitamin C: 27% RDI;
- Thiamine: 7% RDI;
- Riboflavin: 6% RDI;
- Vitamin B6: 6% RDI;
- Đồng: 10% RDI;
- Kali: 8% RDI;
- Magiê: 5% RDI.
Trong đó, RDI (Reference Daily Intake) có nghĩa là khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Bởi vậy, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu cần sự cân nhắc về thực phẩm tiêu thụ cũng như kiểm soát đường huyết cẩn thận.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần quản lý việc tiêu thụ carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định. Đối chiếu thành phần dinh dưỡng có trong nho, tuy loại trái cây này có chứa carbohydrate nhưng chỉ là lượng nhỏ so với nhiều loại thực phẩm khác.
Đồng thời, nho cũng chứa resveratrol - một hợp chất đã được liên kết trong việc tăng cường độ nhạy với insulin, giúp cải thiện quá trình tiêu thụ glucose sau bữa ăn.
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tiêu thụ nho có thể giảm nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 ở người bệnh nói chung. Điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát lượng nho ăn trong một ngày. Giá trị carbohydrate của mỗi bữa ăn cần nằm trong khoảng 45 - 60g theo khuyến nghị bởi Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.
Tổng kết, để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn nho được không thì chuyên gia hoàn toàn khuyến khích chị em đưa nho vào thực đơn hàng ngày. Lưu ý rằng mẹ mang thai mắc tiểu đường cần xem xét lượng, tính toán lượng nho đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp với hướng dẫn của chuyên gia.
Lưu ý khi bà bầu ăn nho thường xuyên
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không? Tuy nghiên cứu đã chỉ ra trái nho là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu mắc đái tháo đường nhưng có một số lưu ý chị em cần biết khi tiêu thụ nhóm trái cây này hàng ngày, cụ thể:
- Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần kiểm soát lượng nho trong khẩu phần ăn. Chuyên gia tính toán 10 trái nho, tương đương với 8,8 gam carbohydrate, có thể được xem xét trong một bữa ăn. Đồng thời, mẹ cần giảm nhóm thực phẩm khác để cân bằng lượng carbohydrate nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Nho khô có hàm lượng đường cao hơn do quá trình cô đặc, loại bỏ nước. Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ nho khô để tránh tăng đường huyết. Mỗi lần ăn chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 muỗng cà phê nho khô, nên cách nhau vài ngày mỗi lần ăn.
- Nước ép nho có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu nhưng cần đảm bảo không thêm đường vào nước ép cũng như chỉ uống một lượng vừa phải.
Cách phối hợp chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Ngoài thắc mắc về việc tiểu đường thai kỳ ăn nho được không thì cách phối hợp thực phẩm cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường cần được thiết kế cẩn thận để đảm bảo sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Dưới đây là một số nhóm hoa quả cần bổ sung và thực phẩm cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày, bao gồm:
- Hoa quả tươi: Chị em nên lựa chọn những loại trái cây tươi mới với chỉ số đường huyết thấp như lựu, dứa, mâm xôi hay dâu tây. Những loại quả này không chỉ hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột mà lượng chất xơ, vitamin và dưỡng chất dồi dào được cung cấp giúp điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu tích đọng.
- Hoa quả quá chín: Tuy trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu hàng ngày, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ hoa quả có độ chín đậm như xoài, mít, chuối, sầu riêng, nhãn, vải chín. Nhóm trái cây ở trạng thái chín già thường có lượng đường rất cao, đồng thời ít chất xơ nên không phù hợp cho thực đơn của mẹ bầu mắc đái tháo đường.
- Đồ ăn chế biến sẵn: Đối với phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn nhanh thực phẩm chế biến sẵn như nho khô đóng hộp bởi chúng thường chứa nhiều đường cùng chất béo không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
- Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học: Tránh xa các thực phẩm chứa đường công nghiệp như đồ ngọt, nước ngọt có gas bởi món ăn này tuy ngon miệng nhưng có thể gây tăng đường huyết đột ngột, khiến mẹ khó kiểm soát chỉ số đường máu hơn.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc về việc tiểu đường thai kỳ ăn nho được không. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu mắc đái tháo đường trong thời gian thai nghén. Không chỉ cung cấp hàm lượng dưỡng chất, vitamin đa dạng cho sức khỏe của mẹ, trái nho còn có vị ngọt thanh mát đặc trưng, phù hợp làm một món ăn vặt hàng ngày, giúp chị em kiểm soát cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm khác, bà bầu cần ăn nho theo lượng vừa phải kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để quản lý tiểu đường thai kỳ đạt hiệu quả tối ưu. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết sắp tới với nhiều chủ đề phong phú của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
- Tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không?
- Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không?