Hiện nay, ngành kỹ thuật đang là một trong những ngành “hot” với mức thu nhập khá cao. Nếu yêu thích những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về hướng đi phát triển của ngành nghề này. Vậy hôm nay hãy cùng JobsGO tìm hiểu về những hướng đi phổ biến cho sinh viên theo học ngành kỹ thuật nhé.
1. Tìm hiểu chung về ngành kỹ thuật
Ngành kỹ thuật hiện nay còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
2. Ngành kỹ thuật học gồm những ngành nào?
Hiện nay, ngành kỹ thuật gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ khác như kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật xây dựng,… Trong đó, mỗi chuyên ngành sẽ mang đặc thù, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ riêng. Cụ thể trong các ngành này học những gì, cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé!
2.1 Kỹ thuật cơ khí
Đây là chuyên ngành nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống cơ học dựa trên những lĩnh vực cơ bản như nhiệt động lực học, động học, tĩnh học, truyền nhiệt, cơ tính vật liệu,… Kỹ thuật cơ khí chia thành 4 nhánh chính là:
- Thiết bị - máy móc để sản xuất hàng hóa
- Sản xuất năng lượng
- Thiết bị quân sự
- Kiểm soát môi trường
Những ứng dụng của ngành kỹ thuật cơ khí gồm hệ thống cung cấp điện & năng lượng, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, sản phẩm hàng không & không gian, robot, thiết bị âm thanh,…
2.2. Kỹ thuật điện
Đây là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những hệ thống điện - điện tử với những chuyên ngành con như:
- Hệ thống năng lượng
- Kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật điều khiển - tự động hóa
- Vi mạch điện tử
- Hệ thống viễn thông
- Hệ thống máy tính
2.3 Kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành kỹ thuật hóa học nghiên cứu về sự biến đổi vật chất dựa trên những nguyên lý cơ bản về vật lý, hóa học, toán học. Những kỹ sư hóa học sẽ tham gia quá trình thiết kế, nghiên cứu, vận hành hóa học ở quy mô lớn như:
- Sản xuất hóa chất cơ bản
- Lọc - hóa dầu
- Dược phẩm
- Polyme
- Giấy
- Năng lượng hạt nhân
- Luyện kim
- Nhiên liệu
2.4 Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính kết hợp giữa ngành khoa học máy tính và ngành kỹ thuật điện tử. Ngành này phát triển các thiết bị phần cứng, phần mềm của máy tính.
Hiện nay, những kỹ sư máy tính thường được đào tạo nhiều chuyên môn như:
- Kỹ thuật điện tử
- Thiết kế phần mềm
- Tích hợp phần cứng - phần mềm
2.5 Kỹ thuật hệ thống
Chuyên ngành này chuyên về phân tích, thiết kế, điều khiển hệ thống kỹ thuật. Lĩnh vực tập trung vào khoa học, công nghệ của hệ thống công nghiệp, nhằm phân tích, thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
>>>Đọc thêm: Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?
2.6 Kỹ thuật hàng hải
Chuyên ngành kỹ thuật hàng hải nghiên cứu tất cả những thứ có trên mặt biển hoặc gần biển. Ví dụ như:
- Tàu thủy
- Tàu ngầm
- Giàn khoan dầu
- Cảng biển
- Hệ thống thủy lực
Lĩnh vực này sử dụng cả các kiến thức liên quan đến kỹ thuật cơ khí, xây dựng, điện, lập trình,… Trong những năm trở lại đây, Hải Phòng đang dần hồi sinh lại ngành công nghiệp hàng hải vốn vẫn là điểm mạnh của thành phố Cảng. Việc làm Hải Phòng về kỹ thuật hàng hải mang lại hàng nghìn công việc cho người lao động với mức lương cao và ổn định.
>>>Đọc thêm: Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?
2.7 Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là chuyên ngành về lĩnh vực thiết kế, xây dựng, bảo trì công trình công cộng - tư nhân như: Hạ tầng cơ sở, cầu, đập nước, các tòa nhà,…
Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều mảng nhỏ là:
- Kỹ thuật kết cấu
- Kỹ thuật môi trường
- Kỹ thuật khảo sát xây dựng
2.8 Kỹ thuật hàng không vũ trụ
Chuyên ngành này nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy bay, vệ tinh, trực thăng,… Cụ thể là chuyên sâu về sự lệch lạc của áp suất, hệ khí động lực học của một thiết bị nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu suất cao nhất. Lĩnh vực này cũng có thể áp dụng vào nhiều loại phương tiện di chuyển.
Xem thêm: Sinh viên nên làm gì để có CV đẹp khi chưa có nhiều kinh nghiệm?
3. Ngành kỹ thuật thi khối gì?
Ngành kỹ thuật chủ yếu tuyển sinh khối A với các tổ hợp từ A2 - A18. Các bạn yêu thích, có nguyện vọng theo đuổi ngành này thì có thể lựa chọn 1 trong những tổ hợp của khối A như:
- A02: Toán, Lý, Sinh
- A03: Toán, Lý, Sử
- A04: Toán, Lý, Địa
- A05: Toán, Hóa, Sử
- A06: Toán, Hóa, Địa
- A07: Toán, Sử, Địa
- A08: Toán, Sử, GDCD
- A09: Toán, Địa, GDCD
- A10: Toán, Lý, GDCD
- A11: Toán, Hóa, GDCD
- A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
4. Ngành kỹ thuật học tại trường nào?
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kỹ thuật dành cho các bạn từ khu vực Bắc, Trung đến Nam. Các bạn có thể tham khảo danh sách trường kèm điểm chuẩn mới nhất dưới đây để lựa chọn:
Tên trường Điểm chuẩn Đại học FPT Xét tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội 21 - 29,42 Đại học Công nghiệp Hà Nội 18,65 - 26,15 Đại học Xây dựng 17 - 24,49 Đại học Giao thông vận tải 16,1 - 25,3 Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 15 - 26 Học viện Kỹ thuật Mật mã 25,1 Đại học Công nghệ TPHCM 17 - 195. Học ngành kỹ thuật ra trường làm gì?
Ngành kỹ thuật mở ra cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn dành cho các bạn theo đuổi ngành này. Tùy vào từng chuyên ngành mà công việc bạn lựa chọn sẽ khác nhau. Nhìn chung, chủ yếu các bạn sẽ làm việc trong các nhà máy, đơn vị sản xuất, công trình xây dựng - kỹ thuật,…
- Khối chuyên ngành cơ khí, vận tải, xây dựng: các bạn có thể làm công việc liên quan đến cơ khí, chế tạo máy, sửa chữa ô tô, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, trắc địa - mỏ, hàng hải,…
- Khối chuyên ngành công nghiệp: các bạn có thể làm công việc về da giày, in ấn,…
- Khối chuyên ngành điện - điện tử: một số công việc liên quan đến điện, điện tử, máy tính, kỹ thuật tự động hóa.
- Khối chuyên ngành liên quan: những công việc về kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp, vận hành máy móc,…
Xem thêm: Những lầm tưởng về trường nghề
6. Tố chất cần có để theo đuổi ngành kỹ thuật
Kỹ thuật là ngành mang tính đặc thù, vì vậy để theo đuổi ngành này, các bạn sẽ cần có những tố chất sau:
- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, có đam mê lớn với cá thiết bị máy móc, công cụ.
- Thích sửa chữa, sáng tạo các vật dụng.
- Ngăn nắp, tỉ mỉ, cẩn thận, có trách nhiệm.
- Có sức khỏe tốt, thích làm những công việc ngoài trời.
- Có khả năng giải quyết vấn đề.
7. Mức lương ngành kỹ thuật
Lương ngành kỹ thuật được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung. Mỗi chuyên ngành, công việc khác nhau sẽ có mức lương riêng. Theo tổng hợp từ JobsGO, mức lương phổ biến của một số ngành kỹ thuật là:
- Kỹ thuật cơ khí: 9 - 12 triệu đồng/tháng.
- Kỹ thuật điện: 7 - 11 triệu đồng/tháng.
- Kỹ thuật xây dựng: 8 - 15 triệu đồng/tháng.
- Kỹ thuật máy tính: 8 - 20 triệu đồng/tháng.
- Kỹ thuật hàng hải: 14 - 16 triệu đồng/tháng.
- Kỹ thuật hàng không vũ trụ: 20 - 30 triệu đồng/tháng.
- …
Qua bài viết này, JobsGO hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn đang theo đuổi ngành kỹ thuật. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các ngành học liên quan đến nghệ thuật để xem mình thực sự phù hợp với lĩnh vực nào.
Xem thêm: Việc làm ngành kỹ thuật
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: