Rửa mũi, xông hơi, sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc uống, có hoặc không có kháng sinh và phẫu thuật là những cách trị viêm mũi xoang thường được áp dụng.
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 45 đến 64 tuổi, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Viêm xoang được đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi. Bởi vì niêm mạc xoang và mũi có liên quan đồng thời và vì viêm xoang hiếm khi xảy ra mà không có viêm mũi đồng thời nên viêm mũi xoang là thuật ngữ chung cho tình trạng này. Viêm mũi xoang là một tình trạng của viêm xoang mũi thường gặp. Cách trị viêm mũi xoang cũng bao gồm các nguyên tắc làm thông thoáng đường thở, giảm viêm. Rửa mũi, xông hơi, sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc uống, có hoặc không có kháng sinh và phẫu thuật để điều trị viêm xoang.
Thế nào là viêm mũi xoang?
Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và tiết nhiều dịch trong hơn bình thường. Dịch tiết chảy ra từ mũi trước hoặc mũi sau và người bệnh có thể thường xuyên nuốt phải chúng.
Viêm mũi xoang được phân loại theo thời gian kéo dài.
- Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài một tháng hoặc ít hơn;
- Viêm mũi xoang bán cấp, kéo dài một tháng đến ba tháng;
- Viêm mũi xoang mạn tính lâu hơn, có khi kéo dài hàng năm;
- Nếu một số cơn cấp tính xảy ra trong vòng một năm, nó được gọi là tái phát.
Cách trị viêm mũi xoang
Cách chữa viêm mũi xoang cũng giống như điều trị bệnh viêm xoang nói chung. Điều trị bắt đầu bằng các biện pháp khắc phục triệu chứng đơn giản, chẳng hạn như rửa mũi. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến tới điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Hầu hết những người bị viêm mũi xoang sẽ khỏi bệnh mà không cần dùng kháng sinh. Những biện pháp giúp đường thở thông thoáng có thể giảm bớt các triệu chứng và giảm khả năng cần dùng thuốc mạnh hơn.
1. Cách điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Viêm mũi xoang cấp tính thường bắt đầu bằng cảm lạnh và có nguyên nhân từ virus chứ không phải vi khuẩn, vì vậy việc điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng.
Nhưng khi cảm lạnh chuyển thành viêm xoang, điều đó có nghĩa là đường mũi bị tắc đã gây ra nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn gây ra và cuối cùng có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, nhiễm nấm xoang, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
Để giảm đau, người bệnh viêm mũi xoang có thể chườm ấm lên mặt hoặc xông mũi. Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể làm giảm đau vùng mặt, giảm đau đầu và hạ sốt.
2. Cách trị viêm mũi xoang mạn tính
Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc tiếp tục quay trở lại, người bệnh có thể bị viêm xoang mạn tính. Một rối loạn mũi xoang phức tạp hơn cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.(1)
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp CT mũi, xoang và kiểm tra khoang mũi bằng ống nội soi để tìm nguyên nhân gây tắc nghẽn. Xét nghiệm máu và dị ứng, nuôi cấy vi khuẩn cũng có thể được lựa chọn.
Rửa mũi và xông mũi có thể giúp điều trị viêm xoang mạn tính bằng cách làm tan dịch mũi xoang để giúp đường thở thông thoáng. Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm steroid dạng xịt mũi như fluticasone (Flonase) hoặc beclomethasone (Beconase) giúp chống viêm.
Nếu viêm mũi xoang do cấu trúc giải phẫu có vấn đề, chẳng hạn như polyp mũi, lệch vách ngăn, hẹp đường cạnh mũi bẩm sinh hoặc dày niêm mạc lên do nhiễm trùng nhiều năm. Trong trường hợp này, phẫu thuật nội soi mũi xoang, xâm lấn tối thiểu có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng xoang. Đôi khi, phẫu thuật cũng giúp phục hồi chức năng bình thường của xoang.
Những cách hỗ trợ chữa viêm mũi xoang tại nhà
Những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang tại nhà, người bệnh có thể áp dụng bao gồm.
1. Xông tinh dầu
Liệu pháp xông tinh dầu đã được chứng minh giúp làm loãng dịch mũi, làm ẩm và thông thoáng đường thở, xoa dịu tâm trí, giảm đau, giảm viêm.
Các loại tinh dầu tốt nhất cho việc xông mũi xoang như tinh dầu bạch đàn, oải hương, xả.
2. Rửa mũi với nước muối
Một trong những cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xoang là rửa mũi. Giải pháp này có thể làm giảm các triệu chứng viêm xoang, giảm sự phụ thuộc vào thuốc xịt mũi và thuốc kháng sinh. Rửa mũi đồng thời cũng giúp thông thoáng đường thở, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người bệnh nên rửa mũi xoang ít nhất một lần một ngày theo các bước sau:
- Dùng dung dịch nước muối rửa mũi theo khuyến nghị của bác sĩ;
- Đổ dung dịch rửa mũi vào ống tiêm nhỏ;
- Nghiêng người trên bồn rửa mặt, đưa đầu ống tiêm vào ngay bên trong một lỗ mũi và bóp nhẹ bầu. Nước sẽ chảy ngược ra khỏi lỗ mũi và vào bồn rửa. Mỗi lần rửa hãy sử dụng ít nhất một bầu dung dịch đầy.
- Lặp lại quy trình ở lỗ mũi còn lại.
3. Hít hơi nước
Người bệnh có thể xả nước nóng lên tường trong phòng tắm. Hoặc đun sôi nước và đổ vào chậu, sau đó trùm khăn lên đầu và cẩn thận cúi xuống chậu để hít hơi nước.
Những lưu ý khi điều trị viêm mũi xoang
- Nên thực hiện rửa đường mũi xoang hàng ngày, thời điểm thích hợp để thực hiện là vào buổi sáng và buổi tối.
- Trong ngày, nên dùng nước muối xịt mũi để làm ẩm đường mũi.
- Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là cạnh giường ngủ.
- Gối đầu cao khi ngủ có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi đường thở, giảm tình trạng nghẹt mũi gây gián đoạn giấc ngủ.
- Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một, không xì mạnh, tránh gây kích ứng đường mũi và đẩy chất nhầy chứa vi khuẩn trào ngược vào xoang.
- Tránh dùng thuốc kháng histamin nếu chưa được bác sĩ kê đơn. Thuốc kháng histamin làm chất nhầy đặc lại và khó thoát ra ngoài. Nhưng nếu viêm xoang do dị ứng gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin cùng với các loại thuốc khác.
- Cẩn thận với các loại thuốc thông mũi, chẳng hạn viên nén chứa pseudoephedrine, thuốc xịt mũi có chứa phenylephrine hoặc oxymetazoline. Nhưng sử dụng thuốc thông mũi tại chỗ trong hơn một hoặc hai ngày có nguy cơ gây ra vòng xoáy phụ thuộc do phản ứng ngược, sưng tấy tăng lên sau khi thuốc hết tác dụng. Thuốc thông mũi đường uống có thể gây bồn chồn và tăng huyết áp. Vì vậy nếu bị huyết áp cao, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Chữa viêm mũi xoang có hết không?
Tùy vào nguyên nhân và phương pháp điều trị, viêm mũi xoang có thể được chữa khỏi hẳn hoặc có nguy cơ tái phát. Chẳng hạn như ở phẫu thuật cắt polyp, sau phẫu thuật polyp vẫn có thể phát triển trở lại. Vì vậy, người bệnh luôn cần sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để giúp quản lý và phòng ngừa bệnh tái phát.
Địa chỉ điều trị viêm mũi xoang ở đâu uy tín?
BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi khám, điều trị các bệnh lý mũi xoang uy tín, hiệu quả. Với đội ngũ ngũ chuyên gia, bác sĩ Tai - Mũi - Họng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc chẩn đoán, điều trị công nghệ cao, có thể giúp phát hiện đúng bệnh và điều trị trúng đích, triệt để.
Máy nội soi XION của Đức: Là loại máy hiện đại hàng đầu hiện nay trong chẩn đoán các bệnh lý về tai mũi họng. Với chức năng PIET spectro nổi bật giúp hiển thị tương phản, đặc biệt là sự tăng sinh mạch máu, cấu trúc của khối u, máy hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ u ác tính và định hướng sinh thiết khối u chẩn đoán.
Hệ thống nội soi KARL STORZ của Đức và hệ thống máy bào mô Medtronic của Mỹ: Được ứng dụng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, với ưu điểm bóc tách vi phẫu tinh tế, ít xâm lấn, hạn chế chảy máu, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Sau phẫu thuật bệnh nhân mau phục hồi, xuất viện sớm.
Hệ thống COBLATOR của hãng Smith Nephew của Mỹ: Ứng dụng trong phẫu thuật điều trị mũi xoang như đốt cuốn mũi. Ưu điểm của các công nghệ thiết bị này là xâm lấn tối thiểu, giảm chảy máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như biến chứng sau mổ. Bệnh nhân phục hồi nhanh, mau xuất viện.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị bệnh viêm mũi xoang và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Những cách trị viêm mũi xoang trong bài viết này có thể chưa phải là tất những gì người bệnh viêm xoang tìm kiếm. Tuy nhiên, đó là những phương pháp thường quy và hữu ích trong điều trị viêm xoang nói chung. Trước khi áp dụng phương pháp điều trị bất kỳ, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh lý và tư vấn hướng điều trị, chăm sóc tại nhà phù hợp.