Mặc dù người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, tuy nhiên có khoảng 35% người trưởng thành ngủ ít hơn thế và thường xuyên bị mất ngủ về đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và đời sống. Vậy mất ngủ nên làm gì? Nên làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?
Mất ngủ kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và đời sống
Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mất ngủ là tình trạng cơ thể khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên trằn trọc không yên, dễ tỉnh giấc trong đêm, ngủ không sâu giấc, thức giấc sớm hơn so với mong đợi làm giảm số giờ ngủ cần thiết mỗi ngày. Người bị mất ngủ luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, luôn mang cảm giác uể oải, mệt mỏi và kém tập trung. Bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tình trạng sau đây:
Khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
Da mặt nhợt nhạt và nhanh lão hóa, sần sùi, dễ mọc mụn và dễ bị thâm quầng mắt.
Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, nhức đầu, dễ khó chịu, nóng nảy, bực tức, cáu gắt.
Tâm trạng bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên.
Những người xuyên mất ngủ thường sẽ dễ tăng cân, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ nên làm gì? Trước khi đi sâu tìm hiểu cách trị mất ngủ, bạn cần biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người mắc bệnh mất ngủ có xu hướng tăng, đa số là những người trẻ. Và một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến đó là:
Căng thẳng liên quan đến các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất việc làm, sự mất mát của một người thân yêu, ly hôn hay chuyển nhà.
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, các loại trà, rượu, bia,…
Ảnh hưởng của học tập hay công việc gây rối loạn đến giờ thức và ngủ trong ngày hoặc do chênh lệch múi giờ
Thói quen ngủ xấu có nghĩa là bạn đi ngủ thất thường, chơi game hay làm một số hoạt động thể chất kích thích ngay trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường của bạn cho các hoạt động khác như làm việc, ăn uống hoặc xem TV,.. cũng sẽ khiến bạn mất ngủ.
Ăn quá no vào buổi tối là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu trong người khi nằm xuống, từ đó gây khó khăn để ngủ. Bạn cũng có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản. Những điều này có thể làm cho bạn không ngủ được.
Do ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh như quá nhiều tiếng ồn, đèn ngủ quá sáng, nhiệt độ thay đổi,…
Cách để cải thiện giấc ngủ đơn giản tại nhà
Bị mất ngủ phải làm sao? Người mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Tuy nhiên trên thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ tại nhà hữu ích. Bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa cũng như đối phó với bệnh mất ngủ.
Giữ thói quen sinh hoạt khoa học giúp cải thiện giấc ngủ
Mất ngủ nên làm gì? Việc đầu tiên mà người mất ngủ nên làm đó là điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình một cách lành mạnh. Hãy tập cho bản thân đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ hàng ngày để giúp cơ thể hình thành nên một thói quen và không được thức quá khuya. Bạn cũng nên loại bỏ thói quen sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ để tránh tác động của ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bởi ánh sáng từ màn hình của những thiết bị này có thể tác động đến não bộ, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn. Đừng để mình bị mất ngủ chỉ vì những thói quen này nhé.
Quan tâm đến sức khỏe tinh thần
Khi bạn đang băn khoăn tìm cho mình đáp án cho câu hỏi “Bị mất ngủ nên làm gì” thì quan tâm đến sức khỏe tinh thần là cách mà bạn không nên bỏ qua. Như đã nói ở trên, việc đầu óc luôn căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ về đêm. Vậy nên hãy cố gắng giữ cho mình một tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ. Bạn hãy tạm bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng về công việc, gia đình hay học tập ra khỏi đầu để có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể thử cách thiền để cân bằng cảm xúc và tinh thần.
Thay đổi chế độ ăn uống giúp ngủ ngon hơn
Mất ngủ nên làm gì? Một số thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Nên tránh dùng những món sau đây vào khoảng 4 - 6 giờ trước khi đi ngủ:
Caffeine như cà phê, trà và soda
Thức ăn cay hoặc khó tiêu
Rượu sẽ giúp một số người ngủ thiếp đi, nhưng cũng sẽ khiến họ thức dậy nhiều lần và mệt mỏi vào sáng hôm sau
Thay vào đó, nên ăn những thực phẩm hỗ trợ ngủ ngon như chuối, sữa chua, hạt sen, củ sen,… Ngoài ra, nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho não, cơ thể. Vitamin B như B3, B5, B6, B12; vitamin C, E và D; sắt; magie; canxi nên được tăng cường cho người bị mất ngủ.
Điều chỉnh tư thế ngủ đúng
Câu trả lời cho “Mất ngủ nên làm gì?’’ đó chính là tư thế ngủ. Điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được mất ngủ, cụ thể như sau:
Tư thế ngủ nằm ngửa: Đây là tư thế nằm được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng. Tư thế này sẽ giúp cho phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở tư thế trung lập, từ đó giúp đem lại một giấc ngủ ngon.
Tư thế ngủ nằm nghiêng: Đây là tư thế được khá nhiều người áp dụng, thực tế thống kê có đến 41% người lớn ngủ theo tư thế này. Tuy nhiên tư thế này chỉ tốt với phụ nữ đang mang thai vì nó giúp tăng lưu thông máu, ngược lại lại không tốt với người thường vì dễ gây cản trở hô hấp, gây đau lưng, đau khớp khi ngủ dậy.
Tư thế ngủ nằm sấp: Tư thế này khiến cột sống không ở vị trí trung lập, từ đó gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Ngoài ra, tư thế này còn khiến cơ bắp và các khớp phải chịu áp lực lớn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tê liệt.
Bị mất ngủ nên uống gì? Mẹo chữa mất ngủ dân gian bằng tâm sen
Tâm sen còn được gọi là tim sen, là phần lõi màu xanh của hạt sen. Tâm sen với hợp chất asparagine và các alkaloid (liensinin, nuciferin và nelumbo) có tác dụng an thần, phục hồi hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng và mang đến giấc ngủ ngon. Trà tâm sen có vị đắng, hơi khó uống với người trẻ nhưng khi thử vài lần bạn sẽ nhanh chóng quen với vị này.
Khi uống tâm sen, không nên dùng quá nhiều, hàm lượng được các chuyên gia khuyên dùng là khoảng 2 - 3g/ngày. Pha tâm sen với 400 - 500ml nước sôi và uống mỗi ngày trước khi lên giường khoảng 2 tiếng để giúp dễ ngủ.
Điều chỉnh không gian ngủ phù hợp
Câu trả lời tiếp theo cho “Mất ngủ nên làm gì?” đó chính là điều chỉnh không gian ngủ, một số lời khuyên cho việc này như:
Không nên dùng một tấm nệm quá 7 năm bởi vì đó là thời gian trung bình mà hầu hết các tấm nệm ngủ mất đi khả năng hỗ trợ tốt cho tư thế ngủ.
Sử dụng ga giường bằng vải cotton sẽ hạn chế ngứa ngáy.
Sử dụng vải sa-tanh cho gối để tạo ra cảm giác mát mịn, dễ chịu khi gối đầu hay khi kê má lên gối.
Nên để nhiệt độ khoảng 26 - 28 độ C trong phòng ngủ, đây là nhiệt độ tốt nhất để ngủ.
Hãy lưu ý đảm bảo lưu thông không khí trong phòng ngủ.
Chữa mất ngủ bằng tinh dầu hoa oải hương
Bị khó ngủ nên làm gì? Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh và có thể hữu ích với một số người bị mất ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu hoa oải hương hoặc thử tắm nước ấm có bổ sung loại tinh dầu này trước khi ngủ để giúp thư giãn cơ thể và tâm trí. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu hoa ngọc lan,… để có giấc ngủ ngon hơn.
Mất ngủ, khó ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng ngại. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp các bạn có được câu trả lời cụ thể nhất cho mất ngủ nên làm gì, từ đó giúp bạn tìm được giải pháp bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cũng như tinh thần bạn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Top 10 mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà
6 tác hại không ngờ của thiếu ngủ
Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì? Cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ là gì?