Quá trình trao đổi khí của 480 triệu phế nang trong cơ thể đều do bộ phận được gọi là phế quản dẫn truyền không khí để thực hiện. Như vậy, quá trình trao đổi khí có thể diễn ra hay không phụ thuộc rất lớn vào các phế quản này. Vậy phế quản là gì? Vị trí nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng như thế nào? Cùng chuyên gia VNVC tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Phế quản là gì?
Phế quản (bronchi) là các đường dẫn khí lớn của đường hô hấp dưới, tách ra từ khí quản và kết nối với phổi. Khi phế quản kéo dài vào phổi sẽ trở nên nhỏ và hẹp dần, cuối cùng phân nhánh thành các đường dẫn khí nhỏ hơn được gọi là tiểu phế quản.
Phế quản đóng vai trò quan trọng của hệ hô hấp, giúp dẫn truyền không khí từ khí quản vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang và dẫn khí CO2 thoát ra bên ngoài. Phế quản, tiểu phế quản và phế nang (túi khí nhỏ) tạo thành cây phế quản vì cấu trúc trông giống một cái cây lộn ngược, trong đó thân cây là khí quản, phế quản là cành, tiểu phế quản là các nhánh cây và phế nang là lá cây.

Vị trí phế quản nằm ở đâu?
Theo giải phẫu học, phế quản bắt đầu từ gốc dưới khí quản, tại một gờ sụn gọi là carina, nằm gần đốt sống ngực thứ 5 (gần xương ức). Tại gờ sụn carina chia thành hai nhánh, bao gồm phế quản chính phải và phế quản chính trái. (1)
Phế quản chính bên trái và phế quản chính bên phải nằm ở phần trên của phổi. Phế quản thùy nằm ở giữa các thùy của phổi, phế quản phân đoạn nằm ở rìa của phổi (ngay trước các tiểu phế quản).
Cấu tạo phế quản như thế nào?
1. Cấu trúc hệ thống phế quản - Giải phẫu cây phế quản
Phế quản, tiểu phế quản và phế nang tạo thành cây phế quản lộn ngược. Trong đó, phế quản bắt đầu từ gờ sụn carina tại đáy khí quản, phân chia thành hai nhánh phế quản chính phải và phế quản chính trái, bao gồm:
- Phế quản chính phải có kích thước khoảng 1 inch (2,5cm), thường ngắn và thẳng đứng hơn phế quản trái, có nhiệm vụ cung cấp không khí cho phổi trái. Phế quản chính bao gồm 10 phế quản thùy, phân chia thành ba thùy lớn là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới của phổi phải.
- Phế quản chính trái dài khoảng 2 inch (5cm), đường ống hẹp nhưng dài hơn so với phế quản phải, có nhiệm vụ cung cấp không khí cho phổi trái. Phế quản chính trái bao gồm 10 phế quản phân thùy, chia thành hai thùy lớn là thùy trên và thùy dưới của phổi trái.
Tiểu phế quản (bronchiole) là các ống dẫn khí rất nhỏ được phân nhánh từ phế quản và kết nối với phế nang bên trong phổi. Các tiểu phế quản được phân thành 2 loại chính là tiểu phế quản tận cùng (terminal bronchioles) và tiểu phế quản hô hấp (respiratory bronchioles). Trong đó, tiểu phế quản hô hấp là điểm bắt đầu của vùng trao đổi khí.
Phế nang (alveoli) là các túi khí hình cầu rất nhỏ nằm trong phổi, có thành mỏng, nằm ở cuối các tiểu phế quản. Các phế nang chứa các mao mạch, có nhiệm trao đổi các phân tử oxy và CO2 trong quá trình hít thở.

2. Cấu tạo mô học
Phế quản được tạo nên từ sự kết hợp của các mô, bao gồm lớp mô niêm mạc, sụn sợi, lớp cơ trơn và lớp đệm.
2.1 Lớp mô niêm mạc
Bên trong cây phế quản được bao phủ một lớp lót ẩm được gọi là niêm mạc. Các tuyến trong niêm mạc tạo ra một chất lỏng đặc, trơn được gọi là chất nhầy hoặc đờm. Lớp mô niêm mạc trong phế quản bao gồm:
- Tế bào biểu mô;
- Tế bào đài tiết chất nhầy;
- Lông mao (phần nhô ra giống như sợi tóc, giúp di chuyển các hạt lạ lên và ra khỏi đường thở).
Các lớp mô niêm mạc bên trong phế quản sẽ có sự thay đổi khi nó phân chia thành các đoạn nhỏ hơn. Màng nhầy ở đầu phế quản được gọi là biểu mô trụ giả tầng có lông mao. Loại mô này chứa nhiều lông mao hơn để lọc các tác nhân gây bệnh và bụi ra khỏi không khí trước khi đi vào phế nang. Khi phế quản chia thành các đoạn nhỏ hơn, mô niêm mạc trở thành các tế bào hình khối được gọi là biểu mô hình khối đơn giản.
2.2 Sụn sợi
Sụn là phần mô mềm, chắc chắn nhưng linh hoạt, được tạo thành từ sợi collagen, proteoglycan và sợi đàn hồi. Sụn kết nối với cơ, xương và các cơ quan có nhiều hình dạng khác nhau (tùy thuộc vào chức năng đảm nhận). Khi phế quản chia thành các phế quản nhỏ hơn, thường sẽ chứa ít sụn hơn. Cấu trúc sụn sợi bao gồm:
- Sụn trong suốt: Có hình chữ “C” - cấu trúc đặc biệt giúp phế quản không bị xẹp khi hít vào và thở ra. Loại sụn chắc chắn này tạo nên khí quản, carina và phế quản trên;
- Sụn đàn hồi: Nằm ở phế quản nhỏ hơn, cung cấp tính linh hoạt cho phép phổi giãn nở và co lại. Sụn đàn hồi tạo thành từ một mạng lưới sợi đàn hồi giống với sợi chỉ, phẳng như tấm vải.
2.3 Lớp cơ trơn
Phế quản được hỗ trợ bởi lớp sụn và cơ trơn. Lớp cơ trơn của đường thở làm trung gian cho sự co thắt phế quản, quá trình co thắt và thu hẹp đường thở diễn ra. Khi phế quản càng nhỏ, lượng sụn sẽ giảm xuống và sẽ chứa nhiều mô cơ trơn hơn.
Khi các phế quản nhỏ phân chia thành các tiểu phế quản thì chủ yếu chỉ là lớp cơ trơn và không còn chứa sụn nữa.
Cơ chế hoạt động của phế quản
Phế quản hoạt động giúp dẫn truyền khí từ khi hít vào tới các túi khí nhỏ (phế nang) để thực hiện trao đổi khí, dẫn oxy đến các tế bào và thải khí CO2 ra ngoài môi trường. Cơ chế hoạt động của phế quản như sau: (2)
Không khí mà chúng ta hít vào đi qua mũi hoặc miệng, nơi nó được làm ấm, ẩm và lọc bớt bụi bẩn. Từ đây, không khí di chuyển qua hầu và thanh quản, rồi xuống khí quản- là ống dẫn khí chính của cơ thể. Như một thân cây phân nhánh, khí quản bắt đầu phân chia khi xuống đến vị trí ngang với đốt sống ngực thứ năm (T5). Tại đây, khí quản chia thành hai phế quản chính, bao gồm phế quản gốc trái và phế quản gốc phải, mỗi phế quản dẫn không khí vào một bên phổi.
Phế quản gốc phải và trái có cấu trúc và chức năng tương tự nhau nhưng có một số khác biệt về mặt giải phẫu học. Phế quản gốc phải thường ngắn hơn, rộng hơn và nằm dốc hơn xuống dưới so với phế quản gốc trái. Điều này khiến cho dị vật khi vô tình hít vào thường dễ rơi vào phổi phải hơn.
Sau khi xâm nhập vào phổi, mỗi phế quản chính tiếp tục chia thành các nhánh nhỏ gọi là phế quản thùy, dẫn không khí vào các thùy của phổi. Phổi phải thường có 3 phế quản thùy tương ứng với 3 thùy phổi: trên, giữa và dưới. Trong khi đó, phổi trái chỉ có hai thùy, thùy trên và thùy dưới và do đó có hai phế quản thùy.
Phế quản thùy tiếp tục phân chia thành các nhánh nhỏ hơn gọi là phế quản phân thùy, rồi đến các tiểu phế quản và cuối cùng, các tiểu phế quản tận cùng tại phế nang - nơi trao đổi khí thực sự diễn ra. Cấu trúc phân nhánh này tương tự như hình ảnh một cây khổng lồ với nhiều nhánh lớn nhỏ và lá.
Về mặt chức năng, phế quản không chỉ là con đường dẫn khí mà còn tham gia vào việc điều chỉnh lượng khí vào phổi nhờ vào các cơ trơn của thành phế quản. Khi cần thiết, các cơ này có thể co lại hoặc giãn ra để thay đổi đường kính của phế quản, qua đó tăng hoặc giảm lượng không khí được dẫn vào.
Ngoài ra, lớp trong của phế quản được lót bởi các tế bào biểu mô có lông chuyển và tuyến tiết nhầy, góp phần bảo vệ hệ hô hấp. Các lông chuyển này có nhiệm vụ đẩy các hạt bụi và vi khuẩn ra khỏi phổi, trong khi lớp nhầy giữ lại và bẫy các dị vật.

Chức năng của phế quản
Chức năng chủ yếu của phế quản là dẫn truyền khí từ khí quản xuống phế nang và thoát ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, phế quản cũng có chức năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
1. Dẫn khí
Phế quản đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, cho phép các mô của cơ thể tiếp nhận oxy và vận chuyển khí CO2 thoát ra khỏi cơ thể. Nhiệm vụ chính của phế quản là cung cấp một đường dẫn không khí di chuyển vào các phế nang trong phổi. Cần lưu ý, ở phế quản không diễn ra bất kỳ hoạt động trao đổi khí.
2. Bảo vệ phổi
Phế quản có các màng nhầy lót và các tế bào biểu mô có lông mao. Trong đó, lớp màng nhầy giúp làm ẩm không khí khi đi vào phổi, bảo vệ chống lại các tác nhân có hại như bụi, phấn hóa, các hạt khác, cung cấp cho phế quản một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng hiệu quả. Lông mao có tác dụng di chuyển chất nhầy lên phía cổ họng, giúp đẩy những tác nhân có hại ra ngoài thông qua hoạt động ho, hắt hơi.
Các bệnh thường gặp ở phế quản
Phế quản là bộ phận quan trọng của hệ thống hô hấp, trực tiếp dẫn truyền không khí đến phổi để thực hiện trao đổi chất. Đây cũng là bộ phận dễ bị tác động và tổn thương bởi các virus, vi khuẩn… gây cản trở đường thở, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động hô hấp. Một số tình trạng bệnh lý thường gặp ở phế quản như sau:
1. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở các ống phế quản, khiến niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ dày lên, làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra các tình trạng khó thở, ho ra đờm…Viêm phế quản thường do các loại virus hô hấp gây ra như virus cúm, virus hợp bào hô hấp… hoặc do bội nhiễm vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, haemophilus influenzae.
Viêm phế quản có 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính, trong đó viêm phế quản cấp tính xảy ra phổ biến hơn.
2. Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn, vi nấm… gây ra, thường bắt đầu ở mũi hoặc họng và sau đó ảnh hưởng đến các tế bào của phế quản, khiến chúng bị viêm và sưng lên. Triệu chứng phổ biến của viêm phế quản cấp là ho ra đờm, khó thở hoặc thở khò khè.
Các triệu chứng của viêm phế quản cấp thường kéo dài không lâu, sẽ được cải thiện trong vòng 1 - 2 tuần và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị bội nhiễm khiến cho tình trạng bệnh kéo dài, có nguy cơ trở thành bệnh viêm phế quản mạn tính.

3. Bệnh viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính khởi đầu từ việc viêm phế quản cấp tính nhưng không được điều trị đúng cách và dứt điểm, khiến bệnh tình tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến các ống phế quản bị tích tụ chất nhầy nặng. Nếu bệnh viêm phế quản mạn tính không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến biến chứng phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
4. Bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính, chủ yếu phát bệnh ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (tỷ lệ cao từ 2 - 6 tháng tuổi), với các triệu chứng lâm sàng bao gồm ho, khò khè, thở nhanh…
Theo báo cáo, mỗi năm có khoảng 150 triệu trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản mới khởi phát được báo cáo trên toàn thế giới, trong đó có 2 - 3% cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện.
5. Bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản là bệnh lý về phổi do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại, làm giãn nở bất thường các ống phế quản ở phổi. Hiện tượng giãn nợ này gây ra khó khăn trong việc đưa các chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp lên trên, gây tích tụ chất nhầy, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Trong hầu hết trường hợp, chỉ có một số đường thở bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng, sự giãn nở ở đường thở sẽ xảy ra khắp cả hai bên phổi.
6. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh hô hấp đặc trưng bởi các tình trạng đường khí thở bị viêm mạn tính, dẫn đến tình trạng phù nề, co thắt phế quản và tăng tiết đờm, gây ra hiện tượng khó thở, thở khò khè, nặng ngực ở người mắc bệnh.
Bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra cơn hen. Nhưng trong một số trường hợp nặng, hen suyễn có thể đe dọa đến tính mạng vì đường dẫn khí không thể đưa không khí vào hoặc ra khỏi phổi, gây ra hiện tượng thiếu oxy toàn thân.
7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng suy hô hấp, biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng phổi.
Bệnh lý này thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc lá. Theo thống kê, có khoảng 210 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 5% trong số các ca tử vong hàng năm trên toàn cầu là do COPD.

8. Các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý kể trên, việc làm tổn thương phế quản còn gây ra các bệnh đường hô hấp nguy hiểm như ung thư phế quản, rò phế quản màng phổi, loạn sản phế quản phổi…
- Ung thư phế quản: Do các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng một cách không kiểm soát, xâm lấn vào các cơ quan lân cận, làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp. Ban đầu, các tế bào ung thư chỉ khu trú tại vị trí tổn thương của phế quản. Sau đó các tế bào tiếp tục sinh sôi và tạo thành khối u chèn ép và làm rối loạn chức năng của vùng phế quản lân cận. Đỉnh điểm, các tế bào ung thư có thể di căn đến những cơ quan quan trọng khác như não, xương, khiến cơ thể dần suy kiệt và gây tử vong.
- Loạn sản phế quản phổi (BPD): Thường xảy ra ở trẻ sinh non đang phải hỗ trợ thở máy vì gặp khó khăn trong quá trình trao đổi khí.
- Rò phế quản màng phổi: Đây là biến chứng nặng thường do phẫu thuật ung thư phổi hoặc sau khi xạ trị, hóa trị, nhiễm trùng gây ra. Rò phế quản màng phổi thường khá hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong lên đến 25 - 71%.
Cách phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến phế quản
Theo các chuyên gia y tế, cách phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến phế quản hiệu quả nhất chính là tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh lây qua đường hô hấp như cúm mùa, lao, phế cầu khuẩn, bạch hầu, ho gà, Hib…
Tham khảo danh sách vắc xin phòng các bệnh lý liên quan đến phế quản tại đây
Tên vắc xin Phòng bệnh Lịch tiêm Vắc xin BCG (Việt Nam) Phòng các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não Trẻ sinh từ đủ 34 tuần thai kỳ trở lên, cân nặng từ 2.000 gram trở lên:Tiêm 1 mũi duy nhất, không tiêm nhắc lại.
Vắc xin Synflorix (Bỉ) Phế cầu khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm trùng máu,… Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi có lịch tiêm:Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
Hoặc:
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi 3.
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:
Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
- Mũi 4 (mũi nhắc lại): tối thiểu 8 tháng kể từ mũi thứ 3.
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)
Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.
Từ 24 tháng trở lên (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.
Pneumovax 23 (Mỹ) Các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do vi khuẩn phế cầu gây ra như viêm phổi du khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… và viêm phổi mắc phải cộng đồng (thuộc nhóm không xâm lấn) Lịch tiêm cơ bản:- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 01 liều cơ bản.
- Không khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa được xác định và đáp ứng kháng thể có thể kém.
Lịch tiêm chủng lại: Người có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu xâm lấn (≥2 tuổi): tiêm chủng lại 5 năm sau liều cơ bản hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Vắc xin Mengoc BC (Cu ba) Vi khuẩn não mô cầu gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết Chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổiLịch tiêm 2 mũi cách nhau 45 ngày.
Vắc xin Bexsero (Ý) Trẻ từ 2 tháng tuổi đến < 6 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.
Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
Trẻ từ tròn 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.
Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ từ tròn 1 tuổi đến dưới 2 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.
Mũi nhắc được khuyến cáo cách mũi 2 tối thiểu 12 tháng.
Trẻ từ tròn 2 tuổi đến 50 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
- 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 3 tháng.
- Mũi tiêm nhắc: cho Khách hàng từ 15 đến < 56 tuổi.
Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56):
- Mũi 1: lần đầu tiên.
- Mũi 2 (mũi nhắc): cách mũi 1 ít nhất 4 năm (cho người từ 15 đến 55 tuổi).
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
Mũi 4: cách mũi thứ 3 là 12 tháng (cách tối thiểu 6 tháng).
Hexaxim (Pháp) Pentaxim (Pháp) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib Trẻ từ 2 tháng (có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi) đến 2 tuổi, tiêm 4 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
- Mũi 4: 1 năm sau mũi 3.
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
- Mũi 4: 1 năm sau mũi 3.
- Mũi 5: 3 năm sau mũi 4 (trẻ 4 - 6 tuổi).
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm.
Trẻ từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm để duy trì kháng thể bảo vệ, vì vắc xin cúm chỉ có hiệu quả khoảng 1 năm.
GC Flu Quadrivalent Influvac TetraNếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin phòng bệnh đường hô hấp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phế quản cùng các biến chứng của bệnh, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC thông qua hotline 028.7102.6595 hoặc inbox qua fanpage facebook VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn hoặc đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được nhân viên chăm sóc Khách hàng hướng dẫn chi tiết, được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe miễn phí và chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tra cứu Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất TẠI ĐÂY.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng ngừa, để tối ưu hóa hiệu quả phòng ngừa các bệnh phế quản, người dân có thể thực hiện và duy trì thực hiện các thói quen sau để giữ cho phế quản, phổi và toàn bộ hệ hô hấp khỏe mạnh:
- Duy trì cân nặng phù hợp với độ tuổi, giới tính và vóc dáng;
- Không hút thuốc lá hay thuốc lá điện tử;
- Tránh hít phải khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm;
- Vệ sinh môi trường thông thoáng;
- Sử dụng máy lọc không khí và thay bộ lọc không khí thường xuyên;
- Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe tim và phổi;
- Sử dụng các vật dụng bảo hộ như khẩu trang nếu phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, chất gây dị ứng hoặc hóa chất;
- Tránh đi đến những vùng đang có dịch bệnh về hô hấp.

Tóm lại, phế quản đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền khí đến phế nang để thực hiện trao đổi khí, cung cấp oxy giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó, phế nang còn thực hiện chức năng lọc không khí, “bẫy” các loại virus, vi khuẩn, tác nhân có hại tránh xa đường thở, không thể xâm nhập sâu vào bên trong. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị tấn công quá mức, phế quản phổi không “đủ sức” chống lại mầm bệnh, sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động hô hấp. Do đó, mỗi người cần chủ động chăm sóc phế quản bằng việc tiêm phòng các vắc xin đường hô hấp cần thiết và thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh.