Giải Toán lớp 7 trang 7, 8 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 1 Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu thuộc chương 5 Một số yếu tố thống kê và xác suất.
Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 7, 8 Tập 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 7. Giải Toán lớp 7 trang 7, 8 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Trả lời câu hỏi Toán 7 Bài 1 phần mở đầu
Ở lớp 6, chúng ta đã làm quen với tiến trình thống kê, trong đó có thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu.
Làm thế nào để biểu diễn dữ liệu đã được thu thập và phân loại?
Phương pháp giải
- Dữ liệu được chia thành 2 loại:
+ Dữ liệu là số còn được gọi là dữ liệu định lượng.
+ Dữ liệu không là số được gọi là dữ liệu định tính.
- Để đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
Gợi ý đáp án
Để biểu diễn dữ liệu đã được thu thập và phân loại, ta có thể biểu diễn bằng số liệu hoặc bằng biểu đồ.
Trả lòi câu hỏi Hoạt động Toán 7 Cánh diều tập 2
Hoạt động 1
Đọc kĩ các nội dung sau:
Lớp trưởng lớp 7D thu thập thông tin về Tổ I được những dữ liệu thống kê sau:
- Tổ I gồm mười bạn, đó là: An, Bích, Châu, Chung, Dung, Dương, Quỳnh, Sơn, Thuỳ, Việt.
- Số đo chiều cao (theo đơn vị xăng - ti - mét) của mười bạn đó lần lượt là: 153, 150, 154, 151, 152, 152, 154, 156, 155, 154.
Gợi ý đáp án
- Dữ liệu tên của các bạn học sinh tổ I lớp 7D là dữ liệu thống kê không phải là số.
- Dữ liệu chiều cao của các bạn học sinh tổ I lớp 7A là dữ liệu thống kê là số.
Hoạt động 2
Đọc kĩ các nội dung sau:
Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại dữ liệu, ta cần xem xét tính hợp lí của những dữ liệu thống kê đó, đặc biệt chỉ ra được những dữ liệu không hợp lí. Ta có thể dựa trên những tiêu chí toán học đơn giản để thực hiện điều đó.
Gợi ý đáp án
- Dữ liệu được chia thành 2 loại:
+ Dữ liệu là số còn được gọi là dữ liệu định lượng.
+ Dữ liệu không là số được gọi là dữ liệu định tính.
- Để đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
Hoạt động 3
Biểu đồ cột ở Hình 1 biểu diễn tổng doanh thu du lịch (ước đạt) của tỉnh Khánh Hoà trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
Gợi ý đáp án
a) Quan sát biểu đồ ta xác định được doanh thu mỗi năm của tỉnh Khánh Hòa như sau:
- Năm 2016, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 12 929,7 tỉ đồng.
- Năm 2017, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 17 300 tỉ đồng.
- Năm 2018, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 21 819,6 tỉ đồng.
- Năm 2019, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 27 100 tỉ đồng.
- Năm 2020, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa là 6 946,2 tỉ đồng.
b) Một số nguyên nhân về việc tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa năm 2020 giảm so với năm 2019:
- Năm 2020 là năm bùng nổ của đại dịch Covid - 19 nên để khống chế dịch cần hạn chế di chuyển và tập trung đông người.
- Việt Nam có một thời gian đóng cửa đối với du lịch quốc tế.
- Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến kinh tế của người lao động.
Giải Toán 7 trang 7, 8 Cánh diều - Tập 2
Bài 1
Sau khi tìm hiểu thông tin về Hệ Mặt Trời từ trang web https://solarsystem.nasa.gov, bạn Ngân thu thập được những dữ liệu thống kê sau:
- Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương
- Bán kính (theo đơn vị ki-lô-mét) của tám hành tinh đó lần lượt là:
2 440, 6 052, 6 371, 3 390, 69 911, 58 232, 25 362, 24 622
Gợi ý đáp án
- Dãy dữ liệu thứ nhất là tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên không phải là dãy số liệu.
- Dãy dữ liệu thứ hai là độ dài bán kính (theo đơn vị ki-lô-mét) của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời nên là dãy số liệu.
Bài 2
Khối lớp 7 của một trường trung học cơ sở có bốn lớp là 7A, 7B, 7C, 7D, mỗi lớp có 40 học sinh. Nhà trường cho học sinh khối lớp 7 đăng kí tham quan hai bảo tàng: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mỗi học sinh chỉ đăng kí tham quan đúng một bảo tàng. Bạn Thảo lập biểu đồ cột kép ở Hình 3 biểu diễn số lượng học sinh đăng kí tham quan hai bảo tàng trên của từng lớp.
Gợi ý đáp án
Lớp 7A:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 15
Tổng số học sinh của lớp 7A là: 25 + 15 = 40
Lớp 7B:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 30
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 10
Tổng số học sinh của lớp 7B là: 30 + 10 = 40
Lớp 7C:
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là 25
+ Số học sinh đăng kí tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là 20
Tổng số học sinh của lớp 7C là: 25 + 20 = 45> 40
Vậy bạn Thảo đã nhập nhầm số liệu của lớp 7C
Bài 3
Biểu đồ cột kép ở Hình 4 biểu diễn dân số (ước tính) của Việt Nam và Thái Lan ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019.
a) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm nào?
Gợi ý đáp án
a)
Năm 1979:
+ Dân số Việt Nam là 53 triệu người.
+ Dân số Thái Lan là 46 triệu người
Tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan năm 1979 là:(dfrac{{53000000}}{{46000000}} = dfrac{{53}}{{46}})
Tương tự ta có bảng số liệu sau:
Năm
1979
1989
1999
2009
2019
Dân số Việt Nam (triệu người)
53
67
79
87
96
Dân số Thái Lan (triệu người)
46
56
62
67
70
Tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan
(dfrac{{53}}{{46}})
(dfrac{{67}}{{56}})
(dfrac{{79}}{{62}})
(dfrac{{87}}{{67}})
(dfrac{{96}}{{70}})
b) Trong các năm trên, tỉ số của dân số Việt Nam và dân số Thái Lan lớn nhất ở năm 2019 ((dfrac{{96}}{{70}} = dfrac{{48}}{{35}}).)