Sống gọn gàng và ngăn nắp giúp ích cho sức khỏe, nâng cao tính tự lập, trách nhiệm, tăng khả năng tư duy đưa ra quyết định đúng đắn hơn cho trẻ. Đây là một kỹ năng tốt cần rèn luyện cho trẻ ngay khi còn nhỏ. Cùng tham khảo một số cách rèn luyện kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp cho bé trong bài viết dưới đây.
Thế nào là gọn gàng ngăn nắp?
Gọn gàng ngăn nắp có nghĩa là tất cả các đồ đạc cần được sắp xếp hợp lý, thuận tiện để khi cần sử dụng ta có thể tìm kiếm và lấy chúng một cách dễ dàng nhất. Khi sống trong một môi trường gọn gàng ta sẽ thấy thoải mái, sạch sẽ và dễ chịu hơn là ở trong một căn phòng bừa bộn. Vì vậy thói quen gọn gàng ngăn nắp nên được rèn luyện từ sớm cho trẻ.
Lợi ích của việc sống gọn gàng ngăn nắp
Khi nhà ở gọn gàng ngăn nắp sẽ giúp ngăn ngừa bụi bặm và các loại vi khuẩn có trong nhà, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Hơn nữa mỗi ngày đều dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ vật khi cần thiết, không gian sống sạch sẽ và lành mạnh hơn và góp phần hoàn thiện kỹ năng sống tự lập.
Ví dụ nếu nhà bừa bộn, con vứt đồ lung tung thì khi tìm kiếm các đồ vật sẽ rất vất vả. Và nhà bừa bộn sẽ nhìn rất mất thẩm mỹ, khiến cho người khác không muốn đến chơi nhà và đặc biệt là các bạn của con sẽ không muốn vào chơi.
Khi trẻ có kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp sẽ giúp trẻ nâng cao tính tự lập, trách nhiệm với gia đình và môi trường ở của mình. Đồng thời giúp bé rèn luyện sức khỏe khi lao động dọn dẹp và khả năng tư duy đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Xem thêm: Kinh nghiệm dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân NỀ NẾP - BÀI BẢN
Cách dạy trẻ kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp đơn giản tại nhà!
Dưới 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu nhận thức, quan sát và để ý các hoạt động diễn ra xung quanh, từ đó trẻ sẽ bắt đầu học tập và làm theo. Bố mẹ có thể dạy trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp bằng cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong. Tuy nhiên bố mẹ không nên ép buộc con, vì ở độ tuổi này con chưa thể nhận thức được đúng sai. Thay vào đó hãy làm cùng bé.
Bố mẹ làm gương cho con cái
Mỗi hành động hay lời nói của bố mẹ cũng vô tình là những bài học của con trẻ, con sẽ bắt chước và làm theo bố mẹ của mình - đây là phương pháp hiệu quả nhất để dạy kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non. Vì vậy trẻ sẽ không thể gọn gàng ngăn nắp nếu bố mẹ không sắp xếp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Nếu bố mẹ luôn gọn gàng ngăn nắp sẽ giúp bé suy nghĩ sắp xếp và giữ đúng mọi thứ là điều đương nhiên.
Ngoài ra, vào mỗi tuần bố mẹ nên cùng con tổng vệ sinh lại nhà cửa để con tạo được thói quen dọn dẹp và ngăn nắp.
Hãy kiên nhẫn để thiết lập thói quen
Chỉ làm qua vài lần sẽ không đủ để tạo cho bé một thói quen tốt. Vì vậy bố mẹ hãy kiên nhẫn khi rèn con vào nề nếp. Phân tích cho con biết được điều nào nên và không nên làm để giữ cho căn nhà sạch đẹp và gọn gàng. Hướng dẫn con để các đồ vật đúng chỗ mỗi khi con có ý định để chúng lung tung. Lâu dần sẽ hình thành thói quen và kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp.
Hãy hướng dẫn trẻ từ những việc làm nhỏ nhất như gấp gọn quần áo vào tủ, hãy gấp chăn gối ngay sau khi thức dậy, bỏ rác vào đúng thùng rác,… Từ những việc nhỏ dễ làm mỗi ngày sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp.
Xem thêm: 9 cách rèn trẻ tự đi vệ sinh TỰ GIÁC và vài lưu ý quan trọng
Khen thưởng nhiều hơn, đừng cáu giận
Trẻ còn quá nhỏ để hiểu hết mọi việc cần làm, vì vậy bố mẹ đừng nên cáu giận với trẻ khi trẻ làm sai, vì nếu cáu giận sẽ hình thành nỗi sợ hãi khi phải làm công việc đó. Thay vào đó, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách làm đúng và động viên trẻ làm lại từ đầu.
Nếu trẻ làm đúng, đừng tiết kiệm những lời khen dành cho con, vì những lời khen sẽ là động lực để con hình thành thêm những thói quen tốt khác.
Biến dọn dẹp thành một công việc vui vẻ
Hãy để trẻ cảm thấy vui vẻ khi dọn dẹp mà không phải áp lực vì sợ bố mẹ la mắng. Giúp con biến dọn dẹp thành một công việc vui vẻ và thú vị thay vì xem đó là những công việc mệt nhọc và tẻ nhạt. Bố mẹ có thể thông qua các trò chơi hoặc những lời khen thưởng dành cho con để con thêm yêu thích dọn dẹp hơn.
Ví dụ bố mẹ có thể thi đua dọn dẹp với con, hãy để con dọn tủ và bạn dọn kệ sách xem ai hoàn thành tốt hơn. Tạo ra những phần thưởng thú vị khi con trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ra mục tiêu nhiệm vụ rõ ràng cho con
Hãy cho con biết được giữ cho ngôi nhà gọn gàng ngăn nắp chính là một công việc của con thay vì là công việc của bố mẹ giao cho con. Hãy bắt đầu bằng cách yêu cầu làm một công việc cụ thể rõ ràng để con biết được mình cần làm gì.
Ví dụ thay vì kêu con dọn dẹp phòng khách bố mẹ hãy yêu cầu con dọn kệ sách sau đó dọn tủ tivi,… Đây là một cách làm hiệu quả để con dễ dàng làm quen với các công việc nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Kỹ năng sống khi làm việc nhà - Cẩm nang sống tự lập cho trẻ
Cho con hiểu ý nghĩa và lợi ích khi không gian sống ngăn nắp
Bố mẹ cần cho con hiểu ý nghĩa của việc sống ngăn nắp sẽ đem đến lợi ích gì cho chúng ta. Đồng thời nếu sống bừa bộn sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào.
Nếu có thể hãy để con thấy sự khác biệt giữa gọn gàng và bừa bộn. Nếu con trẻ không chịu sắp xếp đồ đạc gọn gàng, bố mẹ hãy để con biết tìm kiếm đồ vật trong một căn nhà bừa bộn khó khăn đến nhường nào và khuyên bảo, hướng dẫn trẻ phải ngăn nắp hơn.
Kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp là một kỹ năng cần được hình thành sớm, để trẻ có thể thích ứng ngay từ lúc còn nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần có những giải pháp riêng cho mình để rèn luyện cho con, không chỉ ở hành động mà còn cả tư duy và nhận thức!
Hiện nay có rất nhiều khóa học để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ có thể tham khảo như khóa học KidUP tại UPO. Khóa học này sẽ hướng dẫn trẻ tự thức bằng triết lý giáo dục khai phóng để trẻ có thể hoàn thiện bản thân mình thông qua những suy nghĩ, hành động đúng đắn và tích cực. Từ đó giúp con học hỏi các kiến thức về kỹ năng sống cũng như kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đăng ký khoá học KidUP NGAY