Trong bài viết trước, chúng ta đã thảo luận về việc các nền kinh tế châu Á đã trở thành trung tâm sản xuất của thế giới như thế nào. Nhưng sự phát triển kinh tế của Châu Á đã không kết thúc ở lĩnh vực sản xuất.
Ngành sản xuất chỉ giúp cho một quốc gia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình còn ngành dịch vụ giá trị cao là đích đến của các nền kinh tế hiện đại nhất. Các hoạt động dịch vụ không chỉ giúp nâng cao thu nhập của người dân mà còn nâng cao chất lượng của nguồn lao động. Khu vực dịch vụ của các quốc gia Châu Á đang bùng nổ thực sự trong thập kỷ qua.
Biểu đồ: GDP theo ngành của quốc gia Châu Á giai đoạn 2003-2015
Tất cả các quốc gia tại Châu Á đang chuyển sang lĩnh vực dịch vụ với một tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, mức độ thành công của mỗi quốc gia khác biệt đáng kể. Bảng dưới đây cho thấy thời gian phát triển ngành dịch vụ trên toàn Châu Á.
Bảng: Các giai đoạn phát triển ngành dịch vụ Châu Á
Từ sự tăng trưởng ổn định của các ngành nghề về tài chính, bất động sản và dịch vụ kinh doanh, hoạt động sản xuất được tác động tích cực, cải tiến từ mức độ thấp đến cao cấp. Trên thực tế, có những mối liên kết thiết yếu giữa quá trình sản xuất hiện đại và các ngành dịch vụ hiện đại. Không có được những lợi thế trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong giai đoạn đầu tiên trong sản xuất, các quốc gia không có tiềm lực gì để đẩy họ ra khỏi giai đoạn phát triển sản xuất thứ hai này. Đối lập với sự phát triển tại khu vực Bắc Á, các nước Đông Nam Á sử dụng các phương pháp phát triển thị trường tự do. Họ đã vội vã phát triển ngành dịch vụ mà không chuẩn bị kỹ lưỡng cho một ngành sản xuất nền tảng và hiệu quả. Như bạn có thể thấy, các quốc gia này hiện đang bị mắc kẹt trong giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển sản xuất khi ngành dịch vụ của họ không thể phát triển để mở đường.
Vừa rồi là những tóm lược về cách các quốc gia sử dụng ACD chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất rồi tiến lên dịch vụ, đồng thời thực hiện cải cách ruộng đất và nông nghiệp. Bây giờ bạn đã hiểu được cách thức chính phủ tham gia vào nhiều khía cạnh của cuộc sống tại các quốc gia Châu Á rồi đấy.
Và, ngân hàng Châu Á được định hướng bởi các quan chức chính phủ, họ sử dụng nguồn ưu đãi và trợ cấp để phát triển các ngành công nghiệp được nhà nước lựa chọn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và bất kể những khiếm khuyết trong việc cấp tín dụng cho một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, những gì diễn ra tại nền kinh tế Châu Á chính là những gì các quốc gia Châu Á đã và đang hướng đến: Một nền kinh tế phát triển ổn định và không có nhiều sự xáo trộn về mặt xã hội.