Nucleotide là các khối phân tử hữu cơ cơ bản có chức năng xây dựng nên chuỗi xoắn ADN, có vai trò tham gia và tác động vào quá trình tổng hợp đạm trong cơ thể. Nucleotide cũng đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào cơ bản, có tác dụng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào có tốc độ thay đổi nhanh chóng, chẳng hạn như các tế bào trong hệ miễn dịch và đường tiêu hóa. Đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết Nucleotide là gì và tại sao con người lại cần nó.
Nucleotide là gì?
Nucleotide là gì? Nucleotide là khối xây dựng cơ bản của axit nucleic (ARN và ADN). Một Nucleotide bao gồm một phân tử đường gắn với nhóm photphat và bazơ chứa nitơ. Các phân tử ADN và ARN là các polime được tạo thành từ các chuỗi Nucleotide dài.
Nucleotide nằm trong nhóm phân tử sinh hóa chính thứ tư và cuối cùng, rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học ở người, bao gồm duy trì và truyền thông tin di truyền, đóng vai trò chính trong việc lưu trữ năng lượng và hoạt động như các phân tử tín hiệu. Cấu trúc và sự tương tác độc đáo của các phân tử này đóng vai trò là khối xây dựng của các phân tử ARN và ADN và cho phép các quá trình sao chép gen và tổng hợp protein cơ bản xảy ra.
Nucleotide có vai trò trung tâm, liên quan chặt chẽ đến việc bảo tồn và truyền thông tin di truyền trong sinh lý học của tất cả các sinh vật sống. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò lưu trữ và truyền năng lượng sinh học, truyền tín hiệu, xây dựng các khối axit nucleic, dự trữ năng lượng hóa học, vận chuyển các chất chuyển hóa được hoạt hóa để sinh tổng hợp, các phân tử cấu trúc của coenzyme và các chất điều hòa các khía cạnh khác nhau của quá trình trao đổi chất, thậm chí còn đóng vai trò quan trọng như một chất chống oxy hóa.
Do sự tương tác phức tạp và đa dạng của các Nucleotide có trong các chức năng bình thường, tế bào có nhu cầu thiết yếu để duy trì các nhóm hợp chất này được điều hòa chặt chẽ, sẽ giúp giữ cân bằng Nucleotide và tránh lãng phí tài nguyên cho các sản phẩm cuối cùng mà sinh vật không yêu cầu. Những sai lầm hoặc thiếu sót trong quá trình tổng hợp Nucleotide thường có nguy cơ dẫn đến tử vong. Sản xuất quá mức hoặc giảm khả năng loại bỏ các dẫn xuất axit nucleic cũng có thể trực tiếp dẫn đến các tình trạng bệnh lý.
Nucleotide đóng vai trò gì trong cơ thể người?
Mỗi ngày, mỗi giây, cơ thể chúng ta tạo ra hàng triệu tế bào mới, xây dựng và sửa chữa các mô bị hao mòn. Tất cả những gen đó mã hóa các hormone mới, chất dẫn truyền thần kinh, enzyme và hàng triệu hóa chất thiết yếu khác của cơ thể. Những phân tử này có vẻ nhỏ nhưng chúng cực kỳ quan trọng và có tầm quan trọng lớn đối với cơ thể con người. Nếu không có đủ lượng Nucleotide, tất cả các quá trình này có thể bị xáo trộn. Cơ thể con người cần một lượng Nucleotide đầy đủ và nó sẽ luôn cố tìm cách để có thể cung cấp đủ lượng Nucleotide cho hoạt động bình thường và sức khỏe của cơ thể.
Nucleotide là phần thiết yếu trong quá trình hình thành ARN và ADN, chịu trách nhiệm về tất cả di truyền của mỗi con người. Nucleotide giúp xây dựng sự trao đổi chất của tế bào bên trong cơ thể sống, là nhóm hữu cơ mang lại nhiều năng lượng nhất trong cơ thể người. Yếu tố chính của quá trình trao đổi chất là Nucleotide và nó cần thiết cho hoạt động của lá gan trong cơ thể sinh vật sống.
Nucleotide đóng vai trò quan trọng trong nhóm thực phẩm như protein, carbohydrate và chất béo, mang lại một số lợi ích như giảm nguy cơ bị tiêu chảy, cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể người, hữu ích cho việc điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, khi mức độ căng thẳng tăng lên, Nucleotide giúp giảm mức độ cortisol ở người (một loại hormone được cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng).
Nucleotide còn có tác dụng như một loại thuốc kháng virus chống lại các bệnh nguy hiểm như viêm gan và HIV. Tác dụng này dựa trên việc Nucleotide có thể làm tăng số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên trong cơ thể để ngăn chặn sự tấn công của bệnh tật hoặc virus, giúp cải thiện hiệu quả quá trình sửa chữa và tăng trưởng nhanh chóng của tế bào. Với sự trợ giúp của các Nucleotide trong chế độ ăn uống, người ta có thể cải thiện trí nhớ, tăng cân, tăng chiều cao và hỗ trợ một số bệnh về da như chàm, các triệu chứng đau khớp,...
Những thực phẩm bổ sung Nucleotide
Nucleotide là một nhóm thành phần có tiềm năng lớn trong việc cải thiện khả năng điều hòa hệ thống miễn dịch cực kỳ phức tạp của con người. Tất nhiên, bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng chỉ cần bổ sung một lượng nhất định, và bổ sung một lượng dao động từ khoảng 500mg - 1500mg mỗi ngày là đủ để cơ thể vận hành bình thường và khỏe mạnh.
Bất kỳ thực phẩm nào đến từ sinh vật sống đều có chứa axit nucleic:
- Thịt: Cơ động vật có hàm lượng axit nucleic cao tự nhiên, vì vậy thịt gà và thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò và thịt lợn, là những nguồn cung cấp axit nucleic tuyệt vời.
- Hải sản: Cá cũng chứa nhiều axit nucleic, nhưng không chỉ thực phẩm có nguồn gốc động vật mới cung cấp axit nucleic. Chlorella, loại tảo ăn được từ thực vật, cũng là một nguồn cung tốt.
- Các loại hạt: Ngoài việc chứa axit nucleic, các loại hạt còn có protein thực vật và chất béo không bão hòa lành mạnh.
- Rau: Rau có thể là nguồn cung cấp nhiều axit nucleic, đặc biệt là súp lơ trắng, rau bina, đậu và bông cải xanh.
- Nấm: Nấm nằm trong số những thực phẩm chứa nhiều axit nucleic, đặc biệt là nấm dẹt, nấm đầu trắng và nấm sò.
- Ngũ cốc: Các nguồn thực vật như lúa mì và bột lúa mạch đen có ít axit nucleic hơn các nguồn động vật.
- Nấm men: Nấm men thủy phân và tự phân, thường được tìm thấy trong các bữa ăn chay quay được trong lò vi sóng, cũng là một nguồn cung cấp axit nucleic.
Trên đây là thông tin cho Nucleotide là gì và tại sao cơ thể người cần Nucleotide. Tóm lại, Nucleotide là các hợp chất tự nhiên, tạo thành các khối xây dựng nên ADN của chúng ta, cần thiết cho sự phân chia tế bào. 1 ADN của con người giống như một hệ thống phần mềm khổng lồ, mã hóa các khía cạnh cấu trúc và chức năng của cơ thể họ. Nếu không có ADN khỏe mạnh, cơ thể người sẽ không thể hoạt động bình thường.
Xem thêm:
- Bé 9 tháng ăn được những gì? Thực phẩm bé cần tránh
- Điểm danh các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
- Ăn dặm là gì và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm