Trang thông tin tổng hợp
      Trang thông tin tổng hợp
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
      1. Trang chủ
      2. Sức Khỏe
      3. Giáo Dục
      Mục Lục
      • #1.1. Cuốn mũi là gì?
      • #2.2. Chức năng của các cuốn mũi là gì?
      • #3.3. Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi
      • #4.4. Đốt cuốn mũi trong điều trị các bệnh lý tại cuốn mũi
        • 4.1 Chỉ định của đốt cuốn mũi
        • 4.2 Chống chỉ định của đốt cuốn mũi
      • #5.5. Quy trình can thiệp đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần
        • 5.1 Chuẩn bị dụng cụ
        • 5.2 Gây tê giảm đau tại chỗ
        • 5.3 Tiến hành đốt cuốn mũi
        • 5.4 Những theo dõi sau khi đốt cuốn mũi

      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      avatar
      Cancelo
      08:16 31/07/2024
      Theo dõi trên

      Mục Lục

      • #1.1. Cuốn mũi là gì?
      • #2.2. Chức năng của các cuốn mũi là gì?
      • #3.3. Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi
      • #4.4. Đốt cuốn mũi trong điều trị các bệnh lý tại cuốn mũi
        • 4.1 Chỉ định của đốt cuốn mũi
        • 4.2 Chống chỉ định của đốt cuốn mũi
      • #5.5. Quy trình can thiệp đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần
        • 5.1 Chuẩn bị dụng cụ
        • 5.2 Gây tê giảm đau tại chỗ
        • 5.3 Tiến hành đốt cuốn mũi
        • 5.4 Những theo dõi sau khi đốt cuốn mũi

      Cuốn mũi là những xương có dạng cong dài và hẹp nhô vào khoang mũi, bên trên có phủ niêm mạc. Bệnh lý thường gặp nhất ở cuốn mũi là phì đại và thường được xử lý bằng cách cắt đốt giúp thu gọn cuốn mũi.

      1. Cuốn mũi là gì?

      Một bên khoang mũi có ba cuốn mũi, theo thứ tự là cuốn mũi trên, giữa và dưới.

      • Cuốn mũi dưới là một xương mặt riêng biệt, có khớp nối với xương hàm trên và xương vòm miệng cùng bên tương ứng.
      • Trong khi đó, cuốn mũi giữa và trên lại là một phần của xương sàn.

      Tất cả các cuốn mũi đều nằm bên trong khoang mũi và được bao phủ bởi biểu mô đường hô hấp có các tuyến bài tiết chất nhầy. Bên dưới niêm mạc của cuốn mũi có hệ thống mạch máu phân bố phong phú và có thể dãn rộng giúp cuốn mũi trở nên cương cứng khi cần thiết.

      2. Chức năng của các cuốn mũi là gì?

      Một số chức năng của cuốn mùi là:

      • Làm ấm không khí
      • Lọc bụi trong không khí, cùng với các lông mũi
      • Miễn dịch

      Các cuốn mũi tham gia trong chu kỳ cuốn mũi. Theo đó, ba cặp cuốn mũi sẽ sung huyết và thu nhỏ luân phiên nhau sau một đến bảy giờ. Việc sung huyết cuốn mũi sẽ khiến cho khoang mũi thu hẹp lại, hạn chế luồng không khí.

      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      3. Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi

      Các bệnh lý có thể gặp tại cuốn mũi bao gồm:

      • Cảm lạnh: Cuốn mũi bị sung huyết do cảm lạnh thông thường.
      • Dị ứng: Các dị nguyên từ môi trường khi tiếp xúc với niêm mạc trên cuốn mũi gây ra phản ứng dị ứng và bị sung huyết, phồng to.
      • Ngưng thở khi ngủ: Kích thước quá lớn hay các rối loạn vận mạch tại chỗ của cuốn mũi là một trong những nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ.
      • Xoang hơi: Đây là một tình trạng khá phổ biến khi trong các cuốn mũi có một túi khí. Chính cấu trúc này có thể dẫn đến việc dẫn lưu trong khoang mũi gặp hạn chế và dễ gây ra nhiễm trùng do tắc nghẽn sau đó.
      • Hẹp van mũi: Van mũi là phần hẹp nhất của đường thở tại khoang mũi ở vị trí bên dưới cuốn mũi dưới. Bản thân cuốn mũi dưới đã có kích thước lớn nhất trong ba cuốn mũi. Do đó, nếu cuốn mũi dưới lớn hơn bình thường sẽ càng gây hẹp van mũi. Tình trạng hẹp có thể trở nên nặng nề hơn nữa nếu bị sập van mũi do chấn thương, vách ngăn mũi bị lệch hoặc do nâng mũi trong phẫu thuật thẩm mỹ trên sống mũi.
      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      4. Đốt cuốn mũi trong điều trị các bệnh lý tại cuốn mũi

      Trong các can thiệp tại cuốn mũi, cắt đốt bằng tần số cao tần là một lựa chọn phẫu thuật phổ biến với mức độ xâm lấn tối thiểu nhất.

      Với phương pháp này, bác sĩ có thể làm giảm thể tích mô một cách chính xác và nhắm trúng mục tiêu. Bằng cách sử dụng tần số vô tuyến để tạo ra các tổn thương bằng năng lượng ion hóa trong mô dưới niêm mạc của cuốn mũi và tạo sẹo, toàn bộ thể tích mô sẽ giảm xuống với tác động rất ít trên các mô xung quanh.

      Một điểm khác biệt về cơ bản tạo ra ưu điểm của phương pháp đốt cuốn mũi bằng tần số vô tuyến so với các phương pháp truyền thống là giúp cho quy trình tương đối nhanh chóng và không gây đau đớn, ít gây chảy máu trong mô. Hơn nữa, chức năng niêm mạc mũi vẫn được bảo tồn.

      4.1 Chỉ định của đốt cuốn mũi

      Đốt cuốn mũi bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần được chỉ định trong các trường hợp sau:

      • Nghẹt mũi và chảy nước mũi quá mức và có liên quan đến phì đại niêm mạc cuốn mũi
      • Nghẹt mũi với phì đại niêm mạc cuốn mũi kèm lệch vách ngăn mũi
      • Ngưng thở khi ngủ với do tắc nghẽn tại mũi và khó đeo mặt nạ CPAP mũi
      • Phì đại và ứ đọng chất nhầy của cuốn mũi sau phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn, nâng mũi hoặc phẫu thuật nội soi
      • Viêm mũi kháng trị với điều trị nội khoa

      4.2 Chống chỉ định của đốt cuốn mũi

      Không có chống chỉ định tuyệt đối đối với đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần.

      Tuy nhiên, vì cách thức này có sử dụng năng lượng để cắt đốt ở dạng sóng với tần số cao, chỉ định can thiệp sẽ không được thực hiện trên những bệnh nhân có máy trợ tim hoặc các thiết bị điện tử khác trừ khi có thể tạm thời ngừng hoạt động các máy móc này.

      Ngoài ra, trên các bệnh nhân có bệnh đi kèm toàn thân đáng kể, chẳng hạn như: Tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, việc can thiệp luôn đòi hỏi ý kiến của chuyên khoa. Hơn nữa, việc ngừng điều trị chống đông máu trong 72 giờ trước khi điều trị là cần thiết.

      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      5. Quy trình can thiệp đốt cuốn mũi bằng sóng cao tần

      5.1 Chuẩn bị dụng cụ

      • Khoan tay
      • Cáp nối
      • Điện cực phát sóng vô tuyến
      • Thuốc gây tê tại chỗ
      • Thuốc thông mũi tại chỗ
      • Ống tiêm, 3 mL
      • Kim khâu
      • Băng gạc
      • Tampon

      5.2 Gây tê giảm đau tại chỗ

      Khi thủ thuật được thực hiện với bệnh nhân tỉnh táo, việc gây tê giảm đau tại chỗ có thể sử dụng cocaine 4% và thuốc co mạch, phun vào từng khoang mũi. Sau đó, người bệnh được tiêm thêm tại chỗ với 1 ml cocaine 1% với epinephrine 1% .

      Nếu thủ thuật này được thực hiện trong một thủ thuật hay phẫu thuật khác với gây mê toàn thân, bước này sẽ được bỏ qua.

      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      5.3 Tiến hành đốt cuốn mũi

      • Bệnh nhân được nằm một cách thoải mái và đầu giữ cố định
      • Đưa đầu tay khoan có gắn điện cực kim cầm tay vào phần trước của cuốn mũi cần can thiệp.
      • Mở máy cung cấp năng lượng ở mức 350-500 joules, 2-10 watt và 70-80 volt, với nhiệt độ mục tiêu là 80°C tại mỗi vị trí cần gây tổn thương. Hệ thống này được kích hoạt thường mất 2 phút cho mỗi tổn thương.
      • Tạo độ sâu trên mỗi vị trí can thiệp không quá 5 mm để giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc, gây loét hoặc bong tróc. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh tùy vào cấu trúc tại chỗ.
      • Cầm máu tại chỗ nếu có chảy máu, thường ít gặp.
      • Kiểm tra lại khoang mũi trước khi chuyển sang đối bên.
      Cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi

      5.4 Những theo dõi sau khi đốt cuốn mũi

      Khi kết thúc can thiệp, người bệnh có thể bị sưng phù nhẹ đến trung bình; đôi khi có kèm tắc nghẽn thông khí do kích ứng làm tăng tiết chất nhầy nhưng tình trạng này có thể kết thúc ngay trong tuần đầu tiên.

      Nếu lớp niêm mạc cuốn mũi cũng bị tổn thương sau cắt đốt, chúng sẽ có nguy cơ chảy máu nhưng cũng sẽ nhanh chóng lành sẹo.

      Đốt cuốn mũi là kỹ thuật xâm lấn ở mức độ tối thiểu, ít gây đau đớn và không gây chảy máu, đốt cuốn mũi giúp thu hẹp cuốn mũi một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng đường thở cho người bệnh.

      Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

      0 Thích
      Chia sẻ
      • Chia sẻ Facebook
      • Chia sẻ Twitter
      • Chia sẻ Zalo
      • Chia sẻ Pinterest
      In
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS
      • Điều khoản sử dụng
      • Chính sách bảo mật
      • Cookies
      • RSS

      Trang thông tin tổng hợp Career.edu.vn

      Website Career.edu.vn là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

      © 2025 - Career

      Kết nối với Career

      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      vntre
      thời tiết đà nẵng
      Trang thông tin tổng hợp
      • Trang chủ
      • Ẩm Thực
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Đăng ký / Đăng nhập
      Quên mật khẩu?
      Chưa có tài khoản? Đăng ký