1. Nghiên cứu mạch điện điều khiển đánh lửa.
- Ắc quy
- Cầu chì AM2-15A
- Khóa điện
- Rơ le IG2
- Biến áp đánh lửa có IC số 1; số 2; số 3; số 4
- Hộp điều khiển động cơ ECM.
- Tụ lọc nhiễu.
Hình 1. Sơ đồ mạch điện HTĐL điện tử động cơ 2ZR-FE
2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đánh lửa
Bước 1. Kiểm tra đánh lửa tại các bugi
Hình 2. Kiểm tra đánh lửa tại bugi
- Tháo 4 biến áp đánh lửa và bugi
- Tháo 4 giắc nối của vòi phun
- Lắp bugi vào từng biến áp đánh lửa và cắm các giắc tín hiệu của biến áp đánh lửa
- Tiếp mát cho các bugi
- Quan sát tia lửa xuất hiện ở bugi khi khởi động động cơ.
- Nếu không có tia lửa xuất hiện thực hiện theo bước 2
Bước 2. Kiểm tra tín hiệu đến biến áp đánh lửa có IC
Hình 3. Kiểm tra tín hiệu đến biến áp đánh lửa có IC động cơ 2ZR-FE
- Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra các tín hiệu tới biến áp đánh lửa có IC
Bảng 2.3.1. Thông số các cặp chân của giắc tín hiệu tới biến áp đánh lửa có IC
Nối dụng cụ đo
Điều kiện
Giá trị tiêu chuẩn
4 (GND) - Mát thân động cơ
Luôn luôn
Thông mạch
1 (+B) - 4 (GND)
Khóa điện ở vị trí IG
9÷14 V
2 (IGF) - 4 (GND)
Khóa điện ở vị trí IG
4,5÷5,5 V
Bước 3. Kiểm tra cầu chì, rơ le.
- Cầu chì AM2-15A: Tháo cầu chì ra khỏi mạch và sử dụng đồng hồ đo điện để đo thông mạch. Nếu cầu chì ở trên mạch điện có thể dùng đèn thử kiểm tra điện áp 2 cực của cầu chì để xác định cầu chì còn tốt hay đã bị đứt hỏng.
- Tháo rơ le ra khỏi mạch điện và dùng ôm kế đo điện trở theo những giá trị trong bảng sau:
Bảng 2.3.2. Thông số cặp cực tiếp điểm 3-5 của rơ le.
Nối dụng cụ đo
Điều kiện
Giá trị tiêu chuẩn
Cực 3 -5
Không cấp điện áp ắc quy vào cặp cực 1 và 2
10 kΩ trở lên
Cực 3 -5
Cấp điện áp ắc quy vào cặp cực 1 và 2
Dưới 1 Ω
Hình 4. Sơ đồ các cực cầu chì và rơle.
Bước 4: Kiểm tra cảm biến trục cơ (Ne)
- Kiểm tra cảm biến vị trí trục cơ (Ne)
Hình 5. Vị trí cảm biến trục khuỷu
+ Đo điện trở cảm biến trục cơ Ne
- Giá trị tiêu chuẩn:
+ Lạnh: 1830 đến 2740 Ω (Nhiệt độ động cơ: 0- 500C)
+ Nóng: 2065 đến 3225 Ω (Nhiệt độ động cơ lớn hơn 500C)
Bước 5. Kiểm tra, bảo dưỡng bugi
- Quan sát bugi: Nếu điện cực bugi khô là tốt.
- Kiểm tra cách điện giữa điện cực bugi và sứ cách điện: Điện trở tiêu chuẩn: Lớn hơn 10MΩ
Hình 6. Kiểm tra cách điện giữa điện cực bugi và sứ cách điện
- Kiểm tra hư hỏng tại phần ren và phần cách điện của bugi. Nếu không bình thường thì thay thế bugi.
- Khe hở điện cực bugi: Khe hở điện cực của bugi mới là: 1,0 - 1,1 mm. Khe hở điện cực tối đa của bugi đã qua sử dụng là 1,4 mm. Nếu khe hở lớn hơn phải điều chỉnh lại khe hở điện cực.
Hình 7. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở điện cực bugi
- Làm sạch các bugi: Nếu điện cực có dính muội than ướt, làm sạch bằng xăng và lau khô.
3. Vận hành động cơ.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, mức nước làm mát.
- Cấp nguồn 12V cho động cơ.
- Bật khóa về vị trí ST để khởi động động cơ ở chế độ không tải.
Yêu cầu kỹ thuật: động cơ làm việc ổn định ở chế độ không tải, không rung giật.
IV. Một số lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
TT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1.
Kết quả đo kiểm sai
(khi sử dụng đồng hồ đo điện)
- Xác định vị trí đo sai
- Chọn không đúng thang đo
- Không chuyển thang đo
- Chú ý quy định chân giắc
- Chọn thang đo phù hợp
- Chuyển thang đo khi đo các đại lượng khác nhau
2.
Đứt dây điện, tiếp xúc không tốt tại các giắc nối
- Khi tháo, nhả giắc không đúng kỹ thuật
- Cắm đầu đo quá mạnh làm rộng chân giắc.
- Dùng đầu đo không đúng
- Thao tác đúng kỹ thuật tháo, nhả giắc: chú ý các khóa hãm
- Dùng lực phù hợp khi lấy tín hiệu đo.
- Chọn đầu đo lấy tín hiệu phù hợp với loại chân giắc
3.
Kiểm tra rơ le không đúng kỹ thuật
- Xác định sai các điện cực của rơ le
- Chú ý quy cách các điện cực khi kiểm tra
4.
Tiếp mát không tốt cho bugi khi kiểm tra
đánh lửa
- Chọn vị trí tiếp mát không đảm bảo
- Chọn vị trí tiếp mát là các vị trí bằng kim loại, không han gỉ, không có sơn phủ