Vitamin được biết đến là một trong những vi chất quan trọng nhất tham gia vào hoạt động cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có biết rằng: Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp Vitamin mà phần lớn phải lấy từ lượng thực phẩm bên ngoài. Vai trò, chức năng Vitamin nói chung, chúng ta đều biết. Nhưng với từng loại Vitamin ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể là tương đối khác biệt.
Trong bài viết này hãy cùng NanoFrance tìm hiểu liệu vitamin có những loại nào và tác dụng của Vitamin cụ thể ra sao? Đừng quên tham khảo nhé!
I. Vitamin có mấy loại? - Bạn có biết?
Hiện nay có 13 loại Vitamin: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K và Vitamin nhóm B (thiamine, riboflavin, niacin, axit pantothenic, biotin, vitamin B6, vitamin B12 và folate). Chúng lại được chia thành 2 loại chính:
Vitamin tan trong dầu
Nhóm Vitamin tan trong dầu, gồm có : vitamin D, vitamin A, vitamin E và vitamin K. Đây loại Vitamin được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng chất béo. Vì vậy nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì sẽ bị thiếu những loại Vitamin này. Trong quá trình hấp thụ chúng, cần có axit làm chất nhũ hóa vì chất béo không tan được trong máu.
Những loại Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực, phát triển xương, hỗ trợ đông máu thậm chí ngăn ngừa ung thư.
Vitamin tan trong nước
Tương tự như Vitamin tan trong dầu, nhóm Vitamin tan trong nước chúng có khả năng hòa tan trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chúng được hấp thụ nhanh chóng vào trong cơ thể. Một đặc điểm nổi bật của nhóm Vitamin này, cơ thể KHÔNG thể lưu trữ lại được chúng. Hay nói cách khác, nếu lượng Vitamin nạp vào quá lớn, cơ thể không hấp thụ hết, lượng Vitamin dư thừa sẽ được thải ra ngoài thông qua nước tiểu.
Vitamin tan trong nước, gồm: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, vitamin B12,… (Vitamin C và nhóm B).
Vậy chức năng Vitamin cụ thể của từng loại là gì? Phần sau của bài viết này sẽ cho bạn đáp án. Đừng quên tham khảo nhé!
II. Chức năng Vitamin là gì? Chúng có tác dụng gì với cơ thể
1. Chức năng Vitamin A là gì?
Loại Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình và phản ứng trong cơ thể như:
- Quá trình Oxi hóa khử
- Cấu tạo chất điều hòa cảm thụ ánh sáng ở mắt - rhodopsin
- Đóng vai trò và hoạt động của các mô biểu bì
…
Trên thực tế, việc thiếu Vitamin A sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn, thoái hóa, nhiễm trùng, gặp các vấn đề thị giác… Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ quả, dầu, mỡ…
Lượng Vitamin khuyến khích nên sử dụng ở người trưởng thành là 5.000UI/ngày.
2. Tác dụng của Vitamin nhóm B đối với cơ thể
Đối với các loại Vitamin nhóm B, vai trò của từng loại như sau:
Chức năng của Vitamin B1
Vitamin B1 tham gia vào chuyển hóa glucid quan trọng của cơ thể. Việc thiếu hụt dưỡng chất này sẽ gây nhiều rối loạn chuyển hóa như: ứ đọng acid pyruvic trong máu, rối loạn dẫn truyền xung thần kinh, rối loạn hoạt động tim,… Chúng có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, sữa, cám,… và được tổng hợp bởi một số vi khuẩn đường ruột.
Vitamin B2 có vai trò gì?
Chúng là thành phần cấu tạo của nhiều loại enzyme trong cơ thể, liên quan đến các tình trạng rụng tóc, tổn thương niêm mạc miệng, loét kẻ mắt,… Bạn có thể bổ sung Vitamin B2 vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm như sữa, gan, men bia rượu, rau xanh, ngũ cốc,…
Chức năng Vitamin B3 đối với cơ thể
Đây là thành phần quan trọng để tổng hợp coenzym, tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa - khử, liên quan đến tình trạng rối loạn thần kinh, loét da và miệng, cơ thể mệt mỏi, yếu toàn thân,… Trong các loại thực phẩm như rau, cá, thịt, sữa, gan… rất giàu Vitamin B3.
Bạn biết gì về tác dụng của Vitamin B6?
Loại Vitamin này có thể giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, chúng còn giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cung cấp đủ vitamin B6 giúp phát triển não bộ của trẻ.
Một số loại thực phẩm như chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo nức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt… rất giàu Vitamin B6.
Vitamin B9 đóng vai trò gì?
Chúng còn được biết đến cái tên là là axit folic hoặc folic. Loại Vitamin này giúp tăng trường và phát triển cơ thể. Vitamin B9 làm trưởng thành tế bào hồng cầu thông qua việc tổng hợp purine, pyrimidines, đồng thời nó cũng tham gia trong sự phát triển methionine của hệ thần kinh bào thai.
Các chuyên gia cũng khuyến khích nên ăn nhiều các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu… để bổ sung Vitamin B9 cho cơ thể.
Vitamin B12 và vai trò quan trọng với cơ thể
Một trong những chức năng nổi bật nhất của Vitamin B12: Ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Chúng giúp các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, chúng cũng tham gia vào việc sửa chữa, tái tạo thần kinh ngoại biên. Nguồn cung cấp Vitamin B12 tự nhiên tốt nhất: thịt, men dinh dưỡng, ngũ cốc.
3. Vai trò của Vitamin C
Loại Vitamin này tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, với vai trò là chất vận chuyển hydro. Thêm vào đó, chúng cũng giúp duy trì hoạt động của tế bào ở các mô răng, sụn, xương,… Việc cơ thể thiếu hụt Vitamin C sẽ gây ra những rối loạn như: chảy máu chân răng, nặng hơn có thể gây chảy máu nội tạng,…
Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại hoa quả tươi, rau xanh như: ổi, cam, chanh, kiwi…
Liều lượng trung bình cần bổ sung cho cơ thể: 80-100mg/ngày.
4. Vitamin D có vai trò gì?
Chúng đóng vai trò cực quan trọng liên quan đến việc hấp thu Canxi, Phốt pho ở ruột, tổng hợp và tăng cường sự chắc khỏe xương. Những người không bổ sung đủ Vitamin D cho cơ thể thường xuất hiện những bệnh như: còi xương, loãng xương, mềm xương,… Vitamin D có nhiều trong gan cá, lòng đỏ trứng, bơ, mỡ…
Hàm lượng Vitamin D được khuyến khích sử dụng khoảng 400UI/ngày.
5. Bật mí chức năng Vitamin E
Vitamin E là tác nhân chống oxy hóa mạnh, giúp điều hòa sinh sản. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng vitamin E cần thiết, sẽ gây ra tình trạng thoái hóa cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến quá trình tạo phôi, liên quan đến tổng hợp hồng cầu và máu. Bạn có thể bổ sung loại Vitamin này bằng cách ăn nhiều xà lách, lòng đỏ trứng, mỡ…
Hàm lượng Vitamin E được khuyến khích sử dụng khoảng 10-30mg/ngày.
6. Khám phá chức năng tuyệt vời của Vitamin K
Bạn có biết, Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, vì thế việc thiếu hụt dưỡng chất này thường gây chảy máu dưới da, khó đông máu,…
Liều lượng khuyến khích nên sử dụng: 10-15mg/ngày (với trẻ em) và 1mg (với người lớn).
Mong rằng với những thông tin trên, đã giúp bạn hiểu thêm về chức năng Vitamin, tác dụng của chúng đối với cơ thể. Hãy cố gắng cân bằng chúng trong thực đơn hàng ngày của gia đình. Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Y - dược mới nhất!