Trầm cảm là một dạng bệnh rối loạn tinh thần nguy hiểm mà mọi đối tượng và mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải. Bệnh nhân trầm cảm sẽ trở nên khủng hoảng, lo âu, ám ảnh, khó ngủ, mất ngủ, chán ăn, tuyệt vọng, cảm giác tội lỗi, mất hứng thú với cuộc sống và công việc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các dấu hiệu, nguyên nhân, biện pháp điều trị khi mắc bệnh trầm cảm cấp độ 3.
Dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm mức độ 3
Trầm cảm là căn bệnh xuất phát từ rối loạn tinh thần. Bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải, kể cả trẻ sơ sinh hay người lớn tuổi. Những biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm được các chuyên gia liệt kê bao gồm:
- Triệu chứng chính: Tâm trạng buồn bã, chán nản, có thể hay khóc, bi quan, tiêu cực trước mọi vấn đề.
- Triệu chứng chính: Giảm động lực, hứng thú trong cuộc sống và công việc, dù đó có là những hoạt động mà bản thân trước đây yêu thích.
- Mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ bị rối loạn.
- Khẩu vị thay đổi ảnh hưởng đến cân nặng.
- Vận động chậm chạp, tinh thần dễ bị kích động.
- Cảm thấy tội lỗi, tự ti, thất vọng về bản thân.
- Áp lực, lo âu, mệt mỏi, căng thẳng.
- Gặp khó khăn với việc phải giải quyết các vấn đề cơ bản hàng ngày.
Trong những triệu chứng quan trọng này, mỗi cấp độ của trầm cảm sẽ có một số triệu chứng nhất định. Cụ thể với 3 cấp độ thì:
- Trầm cảm cấp độ 1 có 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
- Trầm cảm cấp độ 2 có 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan.
- Trầm cảm cấp độ 3 có 2 triệu chứng chính và hầu hết các triệu chứng liên quan. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị đau nhức cơ thể, ảo giác, hoang tưởng…
Nguyên nhân gây trầm cảm cấp độ 3
Tạp chí Y khoa Neuron cho biết, nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm mức độ 3 là di truyền. Những người có người thân bị trầm cảm thì có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường. Bệnh trầm cảm cũng phát sinh khi người bệnh gặp các vấn đề sau:
- Thất nghiệp;
- Mất ngủ thường xuyên, áp lực kéo dài;
- Bị xã hội cô lập;
- Nội tiết tố thay đổi sau khi mang thai, sảy thai, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh;
- Chứng kiến hoặc gặp tai nạn thảm khốc;
- Mắc bệnh mãn tính hoặc hiểm nghèo;
- Mất người thân, ly thân, ly dị;
- Bước ngoặt trong công việc hoặc cuộc sống như tốt nghiệp, nghỉ hưu, đổi công việc, định cư nước ngoài;
- Bị lạm dụng tình dục, xúc phạm.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp 2 lần, chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi. Hơn nữa, thách thức về công việc, cuộc sống, căng thẳng tinh thần, trách nhiệm chăm sóc gia đình cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ cao hơn đáng kể.
Trầm cảm mức độ 3 có nguy hiểm đến tính mạng không?
Cấp độ 3 là cấp độ nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của bệnh trầm cảm. Bệnh nhân rơi vào trạng thái bế tắc, hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống và tương lai, luôn muốn tự kết liễu đời mình nhằm giải thoát khỏi mọi áp lực, căng thẳng. Giai đoạn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Có khoảng 3.6 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm, tức khoảng 4% dân số. Đây quả thực là một hồi chuông báo động. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách, trầm cảm cấp độ 3 càng thêm nguy hiểm, tăng tổn thương cho bệnh nhân, cướp đi tính mạng. Người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh để được hỗ trợ tốt nhất.
Biện pháp điều trị cho người bị trầm cảm mức độ 3
Tình trạng bệnh trầm cảm mức độ 3 hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tính mạng bệnh nhân nếu không được kiểm soát và điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố, biểu hiện, tình trạng sức khỏe của người bị trầm cảm cấp độ 3 để đưa ra biện pháp phù hợp nhất điều trị cho từng trường hợp. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến có thể kể đến:
Thuốc chống trầm cảm
Người bệnh được chỉ định dùng một số thuốc chống trầm cảm như fluoxetin, citalopram, paroxetin, escitalopram, sertraline… Những loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như khó ngủ, căng thẳng, đau đầu, buồn nôn, dễ kích động cùng một số vấn đề khác liên quan đến tình dục. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng trong quá trình điều trị.
Trị liệu tâm lý
Điều trị tâm lý là liệu pháp an toàn giúp người bệnh thấu hiểu được nội tâm, truyền thêm động lực để họ vượt qua khó khăn, trở ngại đang gặp phải. Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt, điều hướng cảm xúc, suy nghĩ, hành vi tiêu cực theo hướng lạc quan hơn.
Liệu pháp sốc điện
Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ thuật chữa bệnh theo liệu pháp sốc điện trong trường hợp bệnh nhân không thể điều trị tâm lý hay uống thuốc chống trầm cảm. Mặc dù vậy, cách chữa bệnh này khiến người bệnh lú lẫn và mất trí trong khoảng thời gian ngắn.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Bệnh nhân và gia đình có thể tự chăm sóc và điều trị trầm cảm cấp độ 3 tại nhà thông qua những cách như:
- Tìm hiểu chi tiết căn bệnh trầm cảm.
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý kết hợp hoặc ngừng uống thuốc đột ngột.
- Tuyệt đối không dùng ma túy, thuốc lá, rượu bia, cà phê hay chất kích thích.
- Theo dõi bệnh tình và kết quả điều trị, chủ động thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường.
- Thư giãn tinh thần, lắng nghe bản thân bằng việc đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền định, tập thể thao, chăm sóc da mặt, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, chế độ ăn uống hợp lý…
- Tham gia các hoạt động ngoài trời, giao tiếp với xã hội như du lịch, cà phê cùng bạn bè, hẹn hò, tham quan bảo tàng, xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn uống, mua sắm…
- Tham gia cộng động bị bệnh trầm cảm để chia sẻ, lắng nghe, giúp đỡ người đồng cảnh ngộ, gây quỹ, hoạt động thiện nguyện…
Bệnh trầm cảm mức độ nặng có khả năng hình thành mà không có nguyên nhân rõ ràng, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được thông tin đầy đủ về bệnh trầm cảm cấp độ 3. Căn bệnh có khả năng biến chứng nguy hiểm nên bạn hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để bệnh tình sớm cải thiện nhé!
Xem thêm:
- Ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, phải làm sao?
- Cách điều trị trầm cảm sau chấn thương sọ não
- Phương pháp chữa trầm cảm bằng thiền