Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau: Cho tôi hỏi những hành vi nào được xác định vi phạm kỷ luật theo luật? Bị xử lý theo những hình thức nào? Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm: >> Xử phạt vì bánh mì không phải thực phẩm, cán bộ phường bị xem xét kỷ luật >> Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật >> Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động được thực hiện như thế nào
Hành vi nào được xác định vi phạm kỷ luật.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hành vi nào được xác định vi phạm kỷ luật theo luật?
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
Hành vi vi phạm kỷ luật
Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, các hành vi bị xử lý kỷ luật là: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Mức độ của hành vi vi phạm
Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Hành vi nào được xác định vi phạm kỷ luật.
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo hình thức nào?
Tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật như sau:
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Áp dụng đối với cán bộ có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Bãi nhiệm.
- Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 05 hình thức xử lý kỷ luật gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Xử lý kỷ luật đối với viên chức
Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có 03 hình thức xử lý kỷ luật gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Buộc thôi việc.
Áp dụng đối với viên chức quản lý có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
So với Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì Nghị định 112/2020/NĐ-CP không có sự thay đổi về hình thức kỷ luật đối với viên chức. Tuy nhiên, có bổ sung quy định: Viên chức bị kỷ luật có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888 - Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư